Giới thiệu Sách - Chuyển Dịch Lao Động Cơ Cấu Nông Thôn Dưới Tác Động Di Cơ Lao Động Ở Thanh Hóa
Sách - Chuyển Dịch Lao Động Cơ Cấu Nông Thôn Dưới Tác Động Di Cơ Lao Động Ở Thanh Hóa Tác giả: TS. Đoàn Văn Trường Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam Đơn vị phát hành: Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam Ngày xuất bản:2019 Số trang :164 Kích thước 16 x 24 cm Loại bìa: Mềm
Nội dung : Quá trình phát triển và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đang tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. Sau 30 năm Đổi mới, đất nước đã đạt được những thành tựu ấn tượng. Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế – xã hội đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh ở khắp các vùng miền đất nước, thể hiện qua tốc độ tăng trưởng không ngừng về kinh tế và tốc độ đô thị hoá. Quá trình dịch chuyển dân số và xuất cư lao động gia tăng nhanh ở tất cả các vùng miền của đất nước. Kinh tế phát triển, quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, chuyển đổi cơ cấu kinh tế diễn ra nhanh chóng cùng với chính sách đổi mới, hội nhập đang làm gia tăng các luồng di cư trong nước và quốc tế. Chênh lệch về thu nhập, mức sống, sự phát triển nhanh của mạng lưới giao thông, viễn thông là những nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định di cư vì mục tiêu kinh tế. Di cư là một hiện tượng khách quan và phổ biến diễn ra trong suốt quá trình lịch sử nhân loại, phản ánh quy luật của phát triển. Di cư có vai trò tích cực trong tăng trưởng kinh tế, góp phần quan trọng vào giảm nghèo và cải thiện mức sống của hộ gia đình có lao động đi làm ăn xa. Thu nhập của lao động di cư gửi về đã giúp tăng chi tiêu cho các nhu cầu cơ bản và từ đó nâng cao mức sống của các gia đình. Di cư lao động được xem như một chiến lược sống của cá nhân và hộ gia đình nhằm cải thiện cuộc sống và đa dạng hoá nguồn sinh kế. Một trong những mục đích cơ bản của di cư kinh tế là nhằm cải thiện mức sống, giải quyết việc làm, giảm sức ép đất đai và nâng cao mức sống của hộ gia đình. Ở cấp độ cao hơn, di cư lao động góp phần làm thay đổi vốn nhân lực, thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động và làm chuyển dịch cơ cấu lao động. Trên thực tế, những dòng xuất cư lao động từ nông thôn, nơi có điều kiện sống còn khó khăn vẫn không ngừng gia tăng cả về quy mô cũng như tỷ trọng. Để tăng trưởng kinh tế, cần phải tăng năng suất lao động, có nghĩa là cần phải tăng động lực di cư đối với những lao động ở những