Giới thiệu Sách - Cơ Sở Khoa Học Của Giải Pháp Tường Đỉnh Trên Đê Biển Ở Việt Nam
Sách - Cơ Sở Khoa Học Của Giải Pháp Tường Đỉnh Trên Đê Biển Ở Việt Nam Tác giả: TS. Nguyễn Văn Dũng Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam Đơn vị phát hành: Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam Ngày xuất bản:2019 Số trang :128 Kích thước 16 x 24 cm Loại bìa: Mềm
Nội dung : Việt Nam nằm trong ổ bão của khu vực tây bắc Thái Bình Dương với tần suất bão đổ bộ cao, trung bình khoảng 6 con bão/năm. Do vậy hệ thống đê kè biển ở nước ta được hình thành từ rất sớm và khá dài (trên 2.000km) với mục đích bảo vệ các khu vực dân cư kinh tế phía sau để khỏi các thiên tai từ phía biển như ngập lụt, xói lở, dưới sự tác động của các yếu tố thủy động lực học trong bão như sóng và nước dâng. Tuy nhiên do hạn chế về điều kiện kinh tế, đê biển ở nước ta mặc dù đã trải qua nhiều lần nâng cấp, sửa chữa nhưng hiện nay cao trình đỉnh đê còn khá thấp (phổ biến từ 4,0 đến 5,5 m) [1] do vậy sóng tràn qua đê trong bão khá lớn, tùy theo vị trí mà lưu lượng sóng tràn có thể lên tới hàng trăm lít trên giây trên một mét chiều dài đê. Thực tế thiên tai, bão lũ xảy ra trong những năm vừa qua cho thấy sóng tràn qua để trong bão đã gây ra xói mái, mất ổn định mái trong phía đồng dẫn đến vỡ đê là cơ chế gây hư hỏng để phổ biến nhất ở nước ta, đặc biệt là ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Vỡ đê biển đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và cơ sở hạ tầng cho các khu vực dân cư và kinh tế ven biển. Lượng sóng tràn cho phép qua đệ có tính quyết định đến quy mô, giải pháp thiết kế cũng như là quy hoạch bảo vệ của một hệ thống đê biển. Việc nghiên cứu sóng tràn qua đê biển có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng để biến nói riêng và phòng chống thiên tại biển ở Việt Nam nói chung, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng như hiện nay (theo khuyến cáo của Ngân hàng thế giới thì Việt Nam nằm trong danh sách 05 nước trên toàn thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của nước biển dâng) (2). Nhằm giảm chi phí xây dựng nhưng vẫn hạn chế được sóng tràn, tưởng đỉnh chắn sóng nằm trên đỉnh đê được dùng khá nhiều ở Việt Nam.