Nhà Sách Online > Sách Tiếng Việt > Sách Hướng Nghiệp & Phát Triển Bản Thân > Sách Combo 2 cuốn: Mọi việc đều có thể giải quyết + Chúng ta học thế nào - How we learn
Giới thiệu Sách Combo 2 cuốn: Mọi việc đều có thể giải quyết + Chúng ta học thế nào - How we learn
1.Mọi việc đều có thể giải quyết Tác giả: Diane Musho Hamilton Dịch giả: Quế Chi Nhà xuất bản: Dân Trí Nhà phát hành: Nhã Nam Số trang: 340 Kích thước: 14x20.5 cm Ngày phát hành: 07-2022
Loài người chúng ta là tổng hòa của những éo le. Chúng ta cực kỳ hợp tác mà cũng vô cùng cạnh tranh. Ta yêu hòa bình nhưng lại bị hút vào xung đột, ta vừa hiếu chiến vừa vị tha, ta thực dụng đến điên rồ nhưng cũng lãng mạn đến khờ khạo. Khi yêu, ta xả thân; khi chiến, ta đấu đến mảnh giáp cuối cùng. Ai trong chúng ta chẳng từng bị bạn bè và người yêu ghẻ lạnh; từng bị mất đi cộng sự kinh doanh vì những bất đồng về tài chính, hoặc từng bị tống cổ ra khỏi chính ngôi nhà của mình vì những xung đột cá nhân. Cho dù những bất đồng, mâu thuẫn ấy có khó chịu đến đâu, đó vẫn là điều không thể tránh khỏi đối với trải nghiệm con người của chúng ta. Thay vì đối phó với nó trong tư thế đương đầu, ta sẽ học cách chung sống với nó và biến việc giải quyết xung đột thành một loại hình nghệ thuật, khiến ta trở nên kiên nhẫn hơn, sáng tạo hơn, chấp nhận những quan điểm đối lập, thấu hiểu mọi người xung quanh và chung sống hòa bình. Tác giả Diane Hamilton mở ra cho chúng ta một cách nhìn mới về xung đột – hóa ra không đáng sợ như ta tưởng; về lòng can đảm – hóa ra không hiếm như ta vẫn truy cầu; về nỗi sợ hãi – hóa ra không yếu đuối như ta hằng che giấu… 2.Chúng ta học thế nào - How we learn Tác giả: Benedict Carey Dịch giả: Trần Trọng Hải Minh Nhà xuất bản: Thế giới Nhà phát hành: Nhã Nam Kích thước: 14 x 20.5cm Số trang: 404 Ngày phát hành: 11-2021
CHÚNG TA HỌC THẾ NÀO - HOW WE LEARN tóm lược các nghiên cứu và phát kiến về cách thức mà bộ não của chúng ta hoạt động để có được ký ức và sau đó sử dụng chúng. Cơ chế học tập của bộ não rất kỳ lạ, nó vượt ra bên ngoài sự tập trung và kỷ luật tự thân thông thường. Trong cơ chế đó, sự phân tâm, sự gián đoạn, sự thay đổi môi trường học tập, giấc ngủ và thậm chí cả sự quên... cũng là một bộ phận cấu thành quá trình học tập hiệu quả. Muốn học thật tốt, chúng ta cần biết cách lười nhác một chút (thay vì miệt mài học hành quên cả việc chơi), ngủ nhiều hơn một chút (thay vì cố thức để nhồi thêm kiến thức), cần để đầu óc thư giãn (thay vì bắt nó học hành cực nhọc); tóm lại để học cho tốt chúng ta cần một cách học khôn ngoan hơn thay vì chỉ chăm chỉ học đến mụ mẫm cả người. Đó là thông điệp chính của Benedict Carey, một cây bút tiếng tăm chuyên viết về khoa học trên tờ The New York Times. Bản thân là một người lận đận khi học hành chỉ vì quá miệt mài học tập, cuối cùng thành công trong đường khoa của của Benedict Carey lại có được khi ông cho phép mình lười nhác đi một tí.