Giới thiệu Sách - Combo 2c: Không gia đình ( Bản dịch mới ) đt + Dòng Đời Vạn Biến az
1, Không gia đình ( Bản dịch mới ) Nhà phát hành: Đinh Tị Tác giả: Hector Malot Nhà xuất bản: NXB Văn Học Kích thước: 16x24 cm Năm xuất bản: 2020 Số trang: 644 Thuở xa lắm, giữa lòng nước Pháp thế kỷ XIX, có một câu chuyện...
Câu chuyện về cậu bé bất hạnh Rémi lang bạt trên dặm trường thiên lý, dấn thân giữa tất cả những bần cùng đói khổ và những xa hoa lộng lẫy. Cậu thiếu niên nhỏ tuổi đã đi qua biết bao miền quê, thấy biết bao cảnh đời, mỗi bước chân đều in dấu ấn của những câu chuyện kỳ lạ, có lúc hoan hỉ mừng vui, có khi thê lương đau đớn nhưng luôn lấp lánh tình người. Cuộc hành trình của Rémi với đoàn xiếc khỉ, chó, với những người thợ mỏ, với cậu bé hát rong người Ý đưa người đọc trải nghiệm mọi cung bậc cảm xúc: thích thú, bất ngờ, hồi hộp, thương tâm, thậm chí cả tuyệt vọng và dạy cho ta - những người chưa, đang, hay đã trưởng thành - những bài học thấm thía về ý chí, nghị lực và lao động chân chính... Bàn về Không gia đình không cần bất cứ lời bình luận hoa mỹ nào khác, chỉ gói gọn trong hai từ: Kinh điển!
2, Dòng Đời Vạn Biến Tác giả: Tâm Tiến Khổ sách: 13x 20 cm Thể loại: sách kỹ năng sống Bìa mềm NXB Hà Nội Số trang: 184 trang ISBN: 9786043745726 Mã công ty: 8935325006661 Phát hành: Skybooks - Tủ sách Chữa lành Ngày phát hành: 30/06/2022 Thông tin quà tặng kèm: bookmark 2 mặt
* * * Giới thiệu sách: Giữa dòng đời vạn biến này, luôn có một chiếc la bàn tên “tình thương” dẫn lối cho chúng ta đến bờ an yên.
Đó là tình thương với bản thân, khi ta học cách chấp nhận và nâng niu hình hài của mình, chuyển hóa những suy nghĩ của mình để trở nên tinh tấn.
Đó là tình thương với tha nhân, khi ta tôn trọng sự khác biệt giữa con người, không áp đặt những suy nghĩ của mình để phán xét người khác và cũng không lấy tiêu chuẩn của người khác làm thước đo cho cuộc đời mình.
Đó là tình thương với cuộc đời, khi ta đón nhận những trải nghiệm vui buồn sướng khổ như những bài học của kiếp nhân sinh.
Trên thế gian này, rất nhiều người là những người “đi lạc”. Dù họ nghĩ rằng họ đang đi đúng đường, sống cuộc đời họ nghĩ họ nên sống, nhưng cuối cùng họ vẫn sẽ lạc nếu họ không chấp nhận cái yếu và nương tựa cái mạnh. Chỉ khi có chiếc la bàn “tình thương”, chúng ta mới không sợ đi lạc. Không chấp nhận cái yếu chính là việc từ chối và lẩn tránh những cảm xúc tiêu cực và điểm yếu của bản thân; nương tựa cái mạnh chính là niềm tin vào khả năng của mình, niềm tin vào một ý chí mạnh mẽ mà mỗi người luôn sở hữu.
Nếu bạn cũng đang bước trên hành trình học hỏi và yêu thương, “Dòng đời vạn biến - Harvard qua đôi mắt thiền” sẽ là một người bạn đồng hành để cùng bạn sẻ chia, đi tìm đáp án cho những trăn trở về cuộc đời. Hãy một lần đọc qua những câu chữ này, để trải nghiệm góc nhìn của một Phật tử từng học tập tại ngôi trường danh giá Harvard nơi xứ sở cờ hoa huyên náo.