Giới thiệu Sách - Combo 3 cuốn Lịch Sử Thế Giới Cổ Đại + Cận Đại + Hiện Đại
Video giới thiệu sản phẩm Sách - Combo 3 cuốn Lịch Sử Thế Giới Cổ Đại + Cận Đại + Hiện Đại. Nguồn: Shopee.
Sách - Combo 3 cuốn Lịch Sử Thế Giới Cổ Đại + Cận Đại + Hiện Đại Tác giả: Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam Đơn vị phát hành: Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam Ngày xuất bản:2021 Số trang :564 Kích thước 16 x 24 cm Loại bìa: Mềm
Nội Dụng :
Lịch sử Thế Giới Cổ đại Cuốn sách Lịch Sử Thế Giới Cổ Đại này được dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên các trường đại học, giới thiệu một thời gian dài lịch sử loài người, từ khi xuất hiện con người trên Trái đất đến tổ chức xã hội đầu tiên của loài người là thị tộc, bộ lạc, đến hết thời Cổ đại. Sách gồm có 7 chương: Chương 1: Xã hội nguyên thủy. Chương 2: Ai Cập cổ đại. Chương 3: Lưỡng Hà cổ đại. Chương 4: Ấn Độ cổ đại. Chương 5: Trung Quốc cổ đại. Chương 6: Hi Lạp cổ đại. Chương 7: Rôma cổ đại. Và phần Phụ lục giới thiệu một số bộ luật cổ đại .
Nội Dung :
Lịch Sử Thế giới Cận Đại
Nội dung cơ bản của thời kì lịch sử cận đại là sự chuyển biến từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa, sự xác lập phương thức sản xuất tư hản chủ nghĩa trên phạm vi thế giới. Những cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu và Bắc Mĩ (giữa thế kỉ XVI - giữa thế kỉ XIX) đã từng bước thiết lập hệ thống chính trị tư sản trong các quốc gia phát triển (Anh, Mỹ, Pháp, Đức) nói lan tin ảnh hưởng vụ CỦA NƯỚC trên những mức độ khác nhau ở châu Âu, châu Mĩ latinh và châu Á. Cùng với sự hình thành bộ máy nhà nước tư sản là sự xuất hiện các trào lưu tư tưởng về quyền con người và quyền công dân ; các học thuyết về thể chế chính trị và quyền tự do dân chủ, nổi bật nhất là Triết học ánh sáng ; các dòng văn học lãng mạn và hiện thực phản ánh cuộc vận động lớn lao đó.Thời kì này còn được đánh dấu bởi cuộc cách mạng công nghiệp, mở đầu bằng việc phát minh và sử dụng máy hơi nước vào sản xuất ở nước Anh cuối thế kỉ XVIII. Một quá trình công nghiệp hoá diễn ra rầm rộ ở châu Âu đã làm thay đổi cách thức sản xuất từ lao động bằng tay sang sử dụng máy móc và từng bước hình thành một cơ cấu công nghiệp hoàn chỉnh ; từ sản xuất quy mô nhỏ lên quy mô lớn với sự ra đời của các nhà máy và các khu công nghiệp, khiến cho loài người trong vòng chưa đầy một trăm năm, có thể sáng tạo nên một lực lượng vật chất to lớn hơn và đồ sộ hơn tất cả các thế hệ trước cộng lại, theo đánh giá của C.Mác và Ph.Ăngghen trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" Chính những thành tựu kinh tế và kĩ thuật ấy đã khẳng định ưu thế của chế độ tư bản đối với chế độ phong kiến, đã tạo nên một bước ngoặt cơ bản "từ làn sóng văn minh nông nghiệp sang làn sóng văn minh công nghiệp" theo cách diễn đạt của nhà nong lui hoc A. Kết quả ấy chỉ nói những biến động lớn lao về đời sống xã hội với sự tăng dân số, sự phát triển đô thị. sự pháp lí hoá chế độ gia đình một chồng một vợ và điều quan trọng là sự hình thành các giai cấp xã hội mới. Giải cấp tư sản công thương nghiệp và giai cấp vô sản công nghiệp - hệ quả tốt yếu của cách mạng công nghiệp - trở thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản chủ nghĩa, có mối liên hệ khăng khit trong guồng máy sản xuất của nền kinh tế, đồng thời ẩn châu mũi mâu thuẫn cơ bản về quyền lợi giữa những người thống trị và những người bị trị, giữa tư sản và vô sản. Từ trong sự đối lập đại
Nội Dụng :
Lích sủ thế giới hiện đại ách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917 mở ra một thời kì mới trong lịch sử thế giới - thời kì hiện đại. Từ Cách mạng tháng Mười Nga đến nay, lịch sử thế giới đã diễn ra rất nhiều sự kiện trọng đại, chằng chéo và phức tạp. Trong khuôn khổ của chương trình, chúng tôi tập trung vào những nội dung cơ bản sau đây: - Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã dẫn đến sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới - Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô), chiếm 1/6 diện tích Trái Đất. Nằm giữa vòng vây thù địch của chủ nghĩa đế quốc, nhân dân Liên Xô đã kiên cường xây dựng chế độ mới xã hội chủ nghĩa, thu nhiều thành tựu to lớn và liên tiếp đánh bại mọi âm mưu tấn công của chủ nghĩa đế quốc, tiêu biểu là thắng lợi của cuộc chiến tranh vệ quốc chống chủ nghĩa phát xít Đức trong những năm 1941 - 1945. Chính nhờ đó, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước, bước đầu hình thành một hệ thống thế giới với nhiều nước xã hội chủ nghĩa trên những lục địa khác nhau. Trong các thập niên 50 - 60 và 70, chủ nghĩa xã hội đã thực sự tồn tại như một lực lượng hùng hậu trên vũ đài quốc tế, góp phần quan trọng thúc đẩy sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của toàn nhân loại. Từ nửa sau những năm 80, chế độ xã hội chủ nghĩa ở nhiều nước lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng rồi sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông u. Hiểu rõ những bước thăng trầm của chủ nghĩa xã hội trong gần một thế kỷ qua và những bài học kinh nghiệm của nó sẽ giúp chúng ta có những nhận thức đúng đắn để củng cố niềm tin về chủ nghĩa xã hội khoa học. - Sự phát triển và thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc tr