Giới thiệu Sách - Combo 3 cuốn Trung Y Học Khái Luận (Quyển Thượng) + (Quyển Hạ) + Tử siêu y thoại
1.Trung Y Học Khái Luận (Quyển Thượng) Tác giả Học Viện Trung Y Nam Kinh dịch Phòng tu thư huấn luyện viện nghiên cứu đông y Nhà xuất bản NXB Hồng Đức Đơn vị phát hành Nhà sách Minh Thắng Ngày xuất bản 06-2019 Số trang 428 Kích thước 19 x 27 cm Loại bìa Bìa mềm Nội dung "Y học Trung Quốc là một kho tàng quý báu vĩ đại, là tổng kết kinh nghiệm của nhân dân Trung Quốc đấu tranh với bệnh tật mấy nghìn năm lại đây, dưới sự chỉ đạo của hệ thống lý luận độc đáo đó, đã định ra được nguyên tắc chữa bệnh bằng “Biện chứng luận trị” về phương diện kỹ thuật chữa bệnh, ngoài việc dùng thuốc ra còn có nhiều cách chữa đặc biệt khác nhau như: châm cứu, khí công, xoa bóp, v.v… Ngoài ra các mặt có quan hệ đến việc quản lý y dược, việc giáo dục y học cũng đều đã hình thành được một chế độ tương đối đầy đủ. Nội dung chính gồm có XII chương: + Chương 1: lời nói đầu + Chương II Âm dương ngũ hành + Chương III: Con người và tự nhiên giới + Chương IV Tạng tượng + Chương V Kinh lạc + Chương VI Nguyên nhân bệnh + Chương VII Phân loại chứng hậu + Chương VIII Chẩn đoán + Chương IX Phép tắc chữa bệnh + Chương X Dược vật + Chương XI Phương tễ + Chương XII Phòng bệnh Sách này ngoài nội dung đã nói ở tập trên ra, tập hạ lại dựa vào những điều khái niệm về: nội khoa, châm cứu khoa, phụ khoa, nhi khoa, ngoại khoa, thương khoa, nhãn khoa, hầu khoa, khí công, thoa bóp và hộ lý. Trong đó lấy nội khoa và châm cứu làm trọng điểm. Nói tóm lại, tập trên là lý luận cơ bản, tập dưới là kiến thức về lâm sàng của Trung y. Sách này đối với toàn bộ của Trung y học chỉ mới trình bày một cách khái quát để làm cái cầu cho những người mới học."
2. Trung Y Học Khái Luận (Quyển Hạ)
Tác giả Học Viện Trung Y Nam Kinh dịch Phòng tu thư huấn luyện viện nghiên cứu đông y Nhà xuất bản NXB Hồng Đức Đơn vị phát hành Nhà sách Minh Thắng Ngày xuất bản 06-2019 Số trang 328 Kích thước 19 x 27 cm Loại bìa Bìa mềm Nội dung "Trung y học khái luận (tập hạ) lại dựa vào những điều khái niệm về: nội khoa, châm cứu khoa, phụ khoa, nhi khoa, ngoại khoa, thương khoa, nhãn khoa, hầu khoa, khí công, thoa bóp và hộ lý. Trong đó lấy nội khoa và châm cứu làm trọng điểm. Nói tóm lại, tập trên là lý luận cơ bản, tập dưới là kiến thức về lâm sàng của Trung y. Sách này đối với toàn bộ của Trung y học chỉ mới trình bày một cách khái quát để làm cái cầu cho những người mới học. Nội dung chính gồm có XI chương: + Chương I Nội khoa khái yếu + Chương II Châm cứu khái yếu + Chương III Phụ khoa khái yếu + Chương IV Nhi khoa khái yếu + Chương V Ngoại khoa khái yếu + Chương VI Thương khoa khái yếu + Chương VII Nhãn khoa khái yếu + Chương VIII Hầu khoa khái yếu + Chương IX Khí công khái yếu + Chương X Án ma khái yếu + Chương XI Hộ lý (chăm sóc)"
3.Tử siêu y thoại - Kinh nghiệm điều trị và học tập làm thuốc (bìa mềm) Tác giả:An Nhân - Nguyễn Tử Siêu Giá bìa:140.000 NXB:NXB Dân Trí Phát hành:Minh Thắng Năm xuất bản:2019 (ISBN: 9786048872755)(Mã sách: 8935236416283) Dạng bìa:bìa mềm Số trang:364 trang Kích thước:14,5 x 20,5 cm Trọng lượng:400gr
GIỚI THIỆU CHUNG
Tử siêu y thoại - Kinh nghiệm điều trị và học tập làm thuốc (bìa mềm)
Lương y Nguyễn Tử Siêu (1887 - 1965) có các bút danh Nguyễn An Nhân, Liên Tâm lão nhân, Hoa Cương. Nguyên quán xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, ngoại thành Hà Nội. Trú quán: số 8 đường Yên Phụ, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội...
Bản thảo tử siêu y thoại" gồm 7 cuốn viết trên vở học sinh, bắt đầu viết năm 1962 và kết thúc năm 1964, trình bày 204 điều theo thể tài tùy bút, dưa vào sự học tập và kinh nghiệm, nhũng tâm đắc trong quá trình khám chữa bệnh và nghiên cứu, thu hoạch được kinh nghiệm của các bậc danh y tiền bối. kết hợp với bình luận, nhận xét xoay quanh y dược học. Để có bản in tương đối đạt yêu cầu mà quý bạn đang cầm trong tay, chúng tôi có đề nghị lương y nguyễn Thiên Quyến, thứ nam của lương y Nguyễn Tử Siêu - Chủ tịch Hội Y học dân tộc Hà Nội sắp xếp thành chuyên mục để giúp ban tham khảo được thuận tiện, một số địa danh viết trong bản thảo, chúng tôi cùng đối lại cho phù hợp với người đọc hiện nay. Một số câu tác giả viết bằng chữ Hán và những câu thơ cố dẫn ra trong tác phẩm, cũng được lương y Nguyễn Thiên Quyến chuyển ra âm Hán Việt để tiện in ấn.....