1. Tôn Tử Tôn Tử (Tôn Vũ) được cho là sống ở nước Ngô vào thế kỉ 6 TCN, cùng thời với Khổng Tử, được vua Ngô dùng làm tướng chỉ huy quân Ngô. Qua các cuộc cầm quân chinh phạt của Tôn Vũ, nước Ngô trở thành một trong những nước hùng mạnh nhất thời Xuân Thu.
Tôn Tử nổi tiếng Tôn Tử Binh Pháp là một trong những luận thuyết về chiến lược và chiến thuật thành công nhất trong mọi thời đại. Tôn Tử Binh Pháp do Tôn Tử viết vào thế kỉ 6 TCN, từ đó đã được vô số các nhà quân sự và chính trị nghiên cứu và tham khảo, trong đó có cả Napoleon, Montgomery và Mao Trạch Đông.
Được chia thành mười ba thiên, đề cập đến mọi khía cạnh của chiến tranh, luận thuyết của Tôn Tử đến nay vẫn còn giá trị sâu sắc không kém gì thời xưa. Chiến thuật linh hoạt, khả năng ứng biến nhanh trên chiến trường, cách vận dụng trí tuệ và thấu hiểu tình hình quân địch là những yếu tố cần thiết để dẫn đến thành công.
2. Khổng Tử Khổng Tử (551 - 497 TCN) là nhà tư tưởng, nhà văn hóa, nhà giáo dục nổi tiếng Trung Hoa. Ông là người sáng lập Nho giáo. Ở Trung Quốc, Khổng Tử được gọi là bậc thánh nhân, người đời khoác cho ông rất nhiều vòng nguyệt quế, nhưng chủ yếu vẫn là nhà tư tưởng và nhà giáo dục.
Và đặc biệt nhất là hậu thế vẫn tiếp nối nhau ngưỡng phục và vận dụng nội dung học thuyết chủ yếu của Khổng Tử trong Luận ngữ để đưa vào thực tế một cách thành công. Điều đó không chỉ khẳng định Khổng Tử là nhà tư tưởng, nhà giáo dục uyên bác mà còn nêu bật rằng Khổng Tử đồng thời còn là một nhà mưu lược xuất sắc.
3. Mạnh Tử Mạnh Tử từng dùng sở học du thuyết chư hầu, đến đâu ông cũng được kính trọng, có thời gian làm khách của Tề Tuyên Vương . Nhưng cuối cùng, vì thấy không được trọng dụng nên lui về mở trường nhận học trò dạy học, ngồi luận đàm đạo lý với các cao đồ Vạn Chương, Công Tôn Xá … viết sách lập thuyếtđể truyền cho đời sau, đó chính là sách Mạnh Tử gồm có 7 thiên.
Về căn bản, trí tuệ mưu lược của Mạnh Tử ẩn trong các lời bàn của ông về sách lược chính trị, mưu lược bảo vệ dân, đạo tu dưỡng, phương pháp giáo dục. Nói chung, phần lớn Mạnh Tử trình bày tư tưởng hàm chứa nhân sinh quan và đạo làm người: vận dụng thế nào cho phù hợp và hiệu quả từ chính trong cuộc sống.
Sách Mạnh Tử (Bìa Cứng) tập trung trình bày tư tưởng mưu lược của ông, được minh họa bằng những câu truyện cổ kim với mục đích có thể đóng góp một khía cạnh nào đó trong việc nghiên cứu Mạnh Tử.
4. Lão Tử Trong lịch sử Trung Quốc, hiếm có giai đoạn nào mà các trướng phái tư tưởng lại nở rộ như thời ký Xuân Thu - Chiến Quốc (771-221 trước Công nguyên). Vô số học thuyết cứ liên tục xuất hiện và đi vào đời sống chính trị - xã hội, vừa tiếp thu vừa phản bác lẫn nhau, hình thành nên cục diện "bách gia tranh minh" (trăm nhà đua tiếng) có một không hai.
Không chỉ làm phong phú cho hệ thống triết học Trung Hoa, tác phẩm của bách gia chư tử còn đóng góp cho kho tàng văn chương nhiều viên ngọc sáng giá. Mãi đến tận hôm nay, không ít danh nhân đương đại vẫn chọn làm sách gối đầu giường.
Biên soạn bộ Chư tử tinh tuyển, chúng tôi không có tham vọng thực hiện việc khảo cứu công phu, chỉ mong muốn giới thiệu tác phẩm của những nhà tư tưởng Trung Hoa nổi tiếng. Bở chúng tôi tin rằng: tiếp xúc với tác phẩm luôn là con đường ngắn nhất để hậu thế đến gần cổ nhân hơn, đồng thời cũng là cách hữu hiệu nhất để cổ nhân truyền đạt nguyên vẹn học thuyết của mình cho hậu thế. ---------------------------------------------------------------------------------------- Công ty phát hành: Nhà Sách Khang Việt Tác Giả: Chư Tử Tinh Tuyển Người Dịch: Ngô Trần Trung Nghĩa Năm Xuất Bản: 2021 Bìa: Cứng Kích Thước: 16 x 24 cm Số Trang: 176 Số Trang: 280 Số Trang: 208 Số Trang: 144 Nhà Xuất bản: Văn Học Nhà Xuất bản: Hội Nhà Văn