Giới thiệu Sách - Combo Cởi trói linh hồn + Đi tìm lẽ sống (2 cuốn)
Thông tin chi tiết
Công ty phát hành First News - Trí Việt Tác giả Nhiều tác giả Ngày xuất bản 03-2019 Kích thước 14 x 20 cm Loại bìa Bìa mềm Số trang 456 Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Tổng hợp TPHCM
MÔ TẢ SẢN PHẨM
Combo Cởi trói linh hồn + Đi tìm lẽ sống (2 cuốn)
Cởi Trói Linh Hồn
Cuốn sách giúp người đọc vượt qua giới hạn của chính mình
Nếu đã và đang loay hoay với câu hỏi “Tôi là ai trong cuộc đời này?” thì Cởi trói linh hồn của tác giả Michael A.Singer là cuốn sách là dành cho bạn.
Không phải ngẫu nhiên mà Cởi trói linh hồn (The Untethered Soul) đã bán được hơn một triệu bản và trở thành Bestseller số 1 theo bình chọn của tờ báo danh tiếng New York Times. Những vấn đề của “cái tôi” mỗi người được bày biện ra, xếp đặt tỉ mỉ từ những điều giản dị đến vi tế nhất trong sách khiến người đọc vỡ òa với những phát hiện về chính mình. Bằng lối hành văn dẫn dắt lôi cuốn, nói về tâm linh nhưng dựa trên cơ sở khoa học, Cởi trói linh hồn khơi mở tất thảy những bí ẩn mà chúng ta đã vô tình hay chủ ý ẩn giấu. Đây chính là là lý do cuốn sách chạm được đến nhiều độc giả đến vậy.
Cởi trói Linh hồn bắt đầu bằng cách dẫn dắt người đọc đi qua mối quan hệ giữa bản thân với những ý nghĩ và cảm xúc của chính mình, giúp độc giả khám phá nguồn gốc và những biến động của năng lượng bên trong. Sau đó, nó đào sâu vào những gì bạn có thể làm để giải phóng bản thân khỏi những ý nghĩ, cảm xúc và những hình thái năng lượng quen thuộc làm giới hạn tâm thức của bạn. Cuối cùng, với cách diễn giải đầy minh triết, cuốn sách này sẽ mở cánh cửa đến một cuộc đời mà ở đó con người sâu thẳm bên trong bạn được sống một cách tự do.
Nhận xét về cuốn sách, Abdul Aziz Said, Giáo sư khoa Nghiên cứu Hòa bình (Peace Studies), Chủ tịch khoa Hòa bình Hồi giáo (Islamic Peace), Đại học Hoa Kỳ không tiếc lời: “Cởi trói Linh hồn là liệu pháp tuyệt vời trên con đường nhận thức tâm linh. Cuốn sách được viết với văn phong rõ ràng và đầy sức thuyết phục. Michael Singer tạo một bước đệm vững chắc cho những ai đang tiến trên hành trình tâm linh”.
Đi tìm lẽ sống
của Viktor Frankl là một trong những quyển sách kinh điển của thời đại. Thông thường, nếu một quyển sách chỉ có một đoạn văn, một ý tưởng có sức mạnh thay đổi cuộc sống của một người, thì chỉ riêng điều đó cũng đã đủ để chúng ta đọc đi đọc lại và dành cho nó một chỗ trên kệ sách của mình. Quyển sách này có nhiều đoạn văn như thế. Trước hết, đây là quyển sách viết về sự sinh tồn. Giống như nhiều người Do Thái sinh sống tại Đức và Đông Âu khi ấy, vốn nghĩ rằng mình sẽ được an toàn trong những năm 1930, Frankl đã trải qua khoảng thời gian chịu nhiều nghiệt ngã trong trại tập trung và trại hủy diệt của Đức quốc xã. Điều kỳ diệu là ông đã sống sót, cụm từ “thép đã tôi thế đấy” có thể lột tả chính xác trường hợp này. Nhưng trong Đi tìm lẽ sống, tác giả ít đề cập đến những khó nhọc, đau thương, mất mát mà ông đã trải qua, thay vào đó ông viết về những nguồn sức mạnh đã giúp ông tồn tại.
Ông chua xót kể về những tù nhân đã đầu hàng cuộc sống, mất hết hy vọng ở tương lai và chắc hẳn là những người đầu tiên sẽ chết. Ít người chết vì thiếu thức ăn và thuốc men, mà phần lớn họ chết vì thiếu hy vọng, thiếu một lẽ sống. Ngược lại, Frankl đã nuôi giữ hy vọng để giữ cho mình sống sót bằng cách nghĩ về người vợ của mình và trông chờ ngày gặp lại nàng. Ông còn mơ ước sau chiến tranh sẽ được thuyết giảng về các bài học tâm lý ông đã học được từ trại tập trung Auschwitz. Rõ ràng có nhiều tù nhân khao khát được sống đã chết, một số chết vì bệnh, một số chết vì bị hỏa thiêu.
Trong tập sách này, Frankl tập trung lý giải nguyên nhân vì sao có những người đã sống sót trong trại tập trung của phát xít Đức hơn là đưa ra lời giải thích cho câu hỏi vì sao phần lớn trong số họ đã không bao giờ trở về nữa.Nhiệm vụ lớn lao nhất của mỗi người là tìm ra ý nghĩa trong cuộc sống của mình. Frankl đã nhìn thấy ba nguồn ý nghĩa cơ bản của đời người: thành tựu trong công việc, sự quan tâm chăm sóc đối với những người thân yêu và lòng can đảm khi đối mặt với những thời khắc gay go của cuộc sống. Đau khổ tự bản thân nó không có ý nghĩa gì cả, chính cách phản ứng của chúng ta mới khoác lên cho chúng ý nghĩa. Frankl đã viết rằng một người “có thể giữ vững lòng quả cảm, phẩm giá và sự bao dung, hoặc người ấy có thể quên mất phẩm giá của con người và tự đặt mình ngang hàng loài cầm thú trong cuộc đấu tranh khắc nghiệt để sinh tồn”.
Ông thừa nhận rằng chỉ có một số ít tù nhân của Đức quốc xã là có thể giữ được những phẩm chất ấy, nhưng “chỉ cần một ví dụ như thế cũng đủ chứng minh rằng sức mạnh bên trong của con người có thể đưa người ấy vượt lên số phận nghiệt ngã của mình”.