Giới thiệu Sách Combo Đắc Nhân Tâm + Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
Thông tin chi tiết : 1. Đắc Nhân Tâm Công ty phát hành First News - Trí Việt Tác giả: Dale Carnegie Ngày xuất bản 03-2020 Kích thước 14.5 x 20.5 cm Loại bìa Bìa mềm Số trang 320 Nhà Xuất Bản NXB Tổng Hợp TP.HCM Tại sao Đắc Nhân Tâm luôn trong Top sách bán chạy nhất thế giới? Bởi vì đó là cuốn sách mọi người đều nên đọc. Hiện nay có một sự hiểu nhầm đã xảy ra. Tuy Đắc Nhân Tâm là tựa sách hầu hết mọi người đều biết đến, vì những danh tiếng và mức độ phổ biến, nhưng một số người lại “ngại” đọc. Lý do vì họ tưởng đây là cuốn sách “dạy làm người” nên có tâm lý e ngại. Có lẽ là do khi giới thiệu về cuốn sách, người ta luôn gắn với miêu tả đây là “nghệ thuật đối nhân xử thế”, “nghệ thuật thu phục lòng người”… Những cụm từ này đã không còn hợp với hiện nay nữa, gây cảm giác xa lạ và không thực tế. 2. Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ ( Tái Bản ) Công ty phát hành Minh Long Tác giả: Trác Nhã Ngày xuất bản 06-2020 Loại bìa Bìa mềm Số trang 406 Nhà Xuất Bản Văn Học Giới thiệu sách : Trong xã hội thông tin hiện đại, sự im lặng không còn là vàng nữa, nếu không biết cách giao tiếp thì dù là vàng cũng sẽ bị chôn vùi. Trong cuộc đời một con người, từ xin việc đến thăng tiến, từ tình yêu đến hôn nhân, từ tiếp thị cho đến đàm phán, từ xã giao đến làm việc... không thể không cần đến kĩ năng và khả năng giao tiếp. Khéo ăn khéo nói thì đi đâu, làm gì cũng gặp thuận lợi. Không khéo ăn nói, bốn bề đều là trở ngại, khó khăn. Trong thời đại thông tin và liên lạc phát triển nhanh chóng, tin tức được cập nhật liên tục, các công cụ thông tin và kĩ thuật truyền thông được ứng dụng rộng rãi như ngày nay thì việc khéo ăn nói đã trở thành “cái tài số một thiên hạ”. Trong khoảng thời gian ngắn nhất, nếu ai có thể nêu bật được khả năng, thực lực của mình cho đối phương biết thì đó sẽ là người chiến thắng. Chính vì vậy mà câu nói “Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ” rất có ý nghĩa. Vậy, như thế nào mới gọi là biết cách ăn nói? Nói năng lưu loát, không ấp úng có được gọi là biết cách nói chuyện không? Nói ngắn gọn, nói ít nhưng ý nghĩa thâm sâu có được gọi là biết cách nói chuyện không? Hay nhất định phải nói nhiều mới là biết nói chuyện?