Giới thiệu Sách - Combo Đại Việt sử ký toàn thư + Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX
1) Đại Việt sử ký toàn thư ( trọn bộ ) Tác giả: Nhiều tác giả Giá bìa: 198.000 ₫ NXB: thời đại Phát hành: Minh Thắng Năm xuất bản: 2020 Dạng bìa: Cứng Số trang: 1060 trang Kích thước: 16x24 cm
------------Giới thiệu sách--------------- Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ( trọn bộ )
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư là bộ quốc sử danh tiếng, một di sản quý báu của dân tộc Việt Nam nghìn năm văn hiến. Đó là bộ sử cái, có giá trị nhiều mặt, gắn liền với tên tuổi các nhà sử học nổi tiếng như Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, Phạm Công Trứ, Lê Hy…
Việc phát hiện bản in xưa nhất của bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, bản Nội các quan bản, năm Chính Hòa thứ 18, tức năm 1697 có một ý nghĩa đặc biệt. Bộ sách đã được ra mắt bạn đọc vào những năm 90 của thế kỷ trước và từng được tái bản trong những năm gần đây.
2) Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX (bìa mềm) Tác giả: Đào Duy Anh Giá bìa: 140.000 ₫ NXB: NXB Văn Hóa Dân Tộc Phát hành: Minh Thắng Năm xuất bản: 2018 Dạng bìa: bìa mềm Số trang: 584 trang Kích thước: 16 x 24 cm
-------------Giới thiệu sách----------------- Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX (bìa mềm)
Đào Duy Anh (25/4/1904 - 1/4/1988) là nhà sử học, địa lý, từ điển học, ngôn ngữ học, nhà nghiên cứu văn hóa, tôn giáo, văn học dân gian nổi tiếng của Việt Nam. Ông được xem là người mở đầu cho nhiều ngành khoa học xã hội Việt Nam và là một trong số ít người Việt Nam được ghi tên vào bộ từ điển Larousse với tư cách là một nhà bách khoa toàn thư của thời hiện đại. Đặc biệt, ông là một nhà sử học lớn với những công trình nghiên cứu mang tính khai phá, đặt nền tảng cho sự hình thành nền sử học Việt Nam hiện đại. Theo đánh giá của GS-NGND Phan Huy Lê: “GS Đào Duy Anh là người thầy của những thế hệ sử gia đầu tiên được đào tạo từ nền đại học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945”. Công trình Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX thuộc cụm công trình lịch sử và văn hóa Việt Nam của Đào Duy Anh vinh dự được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học xã hội năm 2000.