Giới thiệu Sách - Combo Đỉnh Cao Đế Quốc Và Cái Chết Của Nền Dân Chủ
1. ĐỈNH CAO ĐẾ QUỐC
Cao nguyên Đà Lạt được bác sĩ, nhà thám hiểm Alexandre Yersin phát hiện ngày 21/6/1893. Thành phố Đà Lạt xinh đẹp được kiến tạo và xây dựng trong hơn 40 năm đầu của thế kỷ 20 từ những mục đích khác nhau qua từng giai đoạn của chính quyền thuộc địa: một trạm an dưỡng, một nơi nghỉ dưỡng phục hồi sinh lực và tinh thần của binh lính và giới thượng lưu, một vườn ươm nòi giống Pháp và một cao điểm quyền lực Pháp ở Đông Dương... Đà Lạt được tác giả nhận định là thành phố “hiện đại và toàn cầu từ trong tinh chất” nhưng cũng không khỏi thấp thoáng sự mô phỏng phong cách tỉnh lẻ nước các vùng Basque, Bretagne, Normandie và Provence của nước Pháp.
Qua 14 chương sách, tác giả cung cấp những tài liệu, sự kiện làm nổi rõ bức tranh hình thành và phát triển thành phố này từ dấu chân khám phá của nhà thám hiểm Alexandre Yersin cho đến khi người Pháp rời khỏi Đông Dương vào đầu thập niên 1950. Đỉnh cao đế quốc, như cách nói của tác giả “là một cách trình bày bối cảnh trên bình diện sử học về Đà Lạt thời thuộc địa, trước khi xem xét một số di sản hậu thuộc địa của đô thị này”.
Nhà nghiên cứu Eric T. Jennings đã dành 10 năm để viết công trình này sau khi tham khảo hàng ngàn trang tài liệu gốc được lưu trữ ở các văn khố tại Paris, Canada, Việt Nam (các trung tâm lưu trữ tại Hà Nội, Tp.HCM và Đà Lạt). Một bức tranh đủ độ bao quát, tường tận, sống động và thú vị về lịch sử một thành phố. Cuốn sách không thể thiếu với
những người yêu Đà Lạt.
2. CÁI CHẾT CỦA NỀN DÂN CHỦ
Cộng hòa Weimar (Weimar Republic) là tên gọi không chính thức của nước Đức từ 1918 đến 1933, khi một nền dân chủ cộng hòa được thiết lập, nối giữa Đế chế Đức theo chế độ quân chủ lập hiến trước năm 1918 và Đế chế Đức theo chế độ độc tài Quốc xã từ năm 1933 (Đế chế thứ Ba, Đệ tam Đế chế). Tên gọi Cộng hòa Weimar được đặt theo tên của thị trấn Weimar, nơi Quốc hội lập hiến của Đức làm việc và soạn thảo bản hiến pháp Cộng hòa đầu tiên, gọi là Hiến pháp Weimar. Hiến pháp năm 1919 của Cộng hòa Weimar tạo ra một nền dân chủ hiện đại và tiên tiến, với một hệ thống bầu cử thận trọng nhưng cân xứng, bảo vệ quyền và tự do của cá nhân, bao hàm sự bình đẳng giữa nam và nữ.Vào thời Cộng hòa Weimar, nước Đức dẫn đầu thế giới không chỉ trong hoạt động chính trị, xã hội mà còn trong nghệ thuật, khoa học và nghiên cứu.
Đầu năm 1933, sự kiện dinh thự Reichstag (tòa nhà Quốc hội) bị đốt cháy đã đánh dấu cột mốc nền dân chủ cộng hòa sụp đổ sau khi Hitler và đảng Quốc xã thâu tóm toàn bộ quyền lực nhà nước, bãi bỏ Hiến pháp và tự do công dân, thành lập nhà nước độc tài toàn trị do đảng Quốc xã cai trị, gọi là chế độ Quốc xã.Walter Kiaulehn, một phóng viên kỳ cựu ở Berlin, đã viết: Cuốn sách này sẽ đặt những công việc của nước Đức vào bối cảnh quốc tế và xem xét những ảnh hưởng quốc tế của chúng.Nếu như về căn bản đảng Quốc xã chỉ là một phản ứng chống lại toàn cầu hóa và các hệ quả của nó, thì bản thân đảng đó cũng bị định hình bởi những xu hướng chung của châu Âu và toàn cầu. Nó đã tiếp thu có ý thức những ảnh hưởng từ Nga, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, từ đế quốc Anh và cả Mỹ nữa.
Với Cái chết của nền dân chủ, Benjamin Carter Hett đưa ra một lời giải thuyết phục, thấu đáo và hấp dẫn cho những câu hỏi trong quá khứ nhưng lại giúp người đọc thấu suốt cả những điều trong hiện tại khi bóng tối từ các nền chính trị độc tài vẫn còn ám ảnh nhân loại.
----------------------------------
THÔNG TIN SÁCH
Tên tác phẩm: Đỉnh cao đế quốc Tác giả: Eric T. Jennings Dịch giả: Bùi Thanh Châu, Phạm Viêm Phương Kích thước: 15.5 x 23.5cm Loại bìa: Bìa mềm, có tay gấp Số trang: 588 trang Thể loại: Biên khảo lịch sử Nhà xuất bản: NXB Đà Nẵng Đơn vị phát hành: Phanbook
Tên tác phẩm: Cái chết của nền dân chủ Tác giả: Benjamin Carter Hett Dịch giả: Huỳnh Hoa Kích thước: 15.5 x 23.5 cm Loại bìa: Bìa mềm Số trang: 364 trang Thể loại: Biên khảo lịch sử Nhà xuất bản: NXB Lao động Đơn vị phát hành: Phanbook