Giới thiệu Sách - Combo Đường mây trong cõi mộng + Minh đạo nhân sinh
Đường mây trong cõi mộng
Tên Nhà Cung Cấp FIRST NEWS Tác giả Đại Sư Hám Sơn Người Dịch Nguyên Phong NXB NXB Tổng Hợp TPHCM Năm XB 2020 Ngôn Ngữ Tiếng Việt Trọng lượng (gr) 450 Kích thước 20.5 x 14.5 cm Số trang 448 Hình thức Bìa Mềm
Đại sư Hám Sơn (1546 -1623) là một trong bốn vị thánh tăng đã có công phục hưng và phát triển Phật giáo trong triều đại nhà Minh (Trung Quốc). Cuộc đời hành đạo đầy gian khổ của Đại sư gắn liền với những biến cố chính trị của lịch sử Trung Hoa cũng như hoàn cảnh suy đồi của Phật giáo thời bấy giờ. Đại sư Hám Sơn là người có công đóng góp rất lớn cho việc chấn hưng Phật giáo thời nhà Minh, mở ra hướng đi mới cho Phật giáo sau một thời gian dài suy thoái. Nhờ cuộc đời tu trì Thiền – Tịnh song tu và công phu hoằng pháp của ngài cùng với các vị cao tăng khác cùng thời, Phật giáo Trung Hoa ngày càng khởi sắc theo tinh thần dung thông, hợp nhất các tông phái.
Đại sư Hám Sơn cũng được coi là người có công đặt nền móng cho tư tưởng “tam giáo đồng nguyên” (sự hòa hợp giữa Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo) khởi phát cho đến ngày nay. Mà ở đó mỗi biến chuyển trong cuộc đời tu hành mẫu mực của ngài là một bài học quan trọng, đáng cho đại chúng suy ngẫm, học hỏi.
Ngoài việc cung cấp thông tin đầy đủ, quan trọng về cuộc đời của đại sư Hám Sơn, cuốn sách còn có nhiều giá trị ở mặt sử liệu, cung cấp những góc nhìn khác biệt về thời cuộc chính trị với nhiều nhiễu nhương, đặt ra câu hỏi Phật giáo hưng thịnh có phải vì có nhiều chùa và đông chư tăng hay không?
Đường mây trong cõi mộng được GS. John Vu - Nguyên Phong và Hòa thượng Thích Hằng Đạt kỳ công biên tập từ ấn bản tiếng Anh A Buddhist Master In Dreamland của Charles Luk, là bản dịch từ cuốn Hám Sơn Đại sư Mộng du tập và cuốn Chan Master Han Shan’s Autobiography của Lu Kuan Yu (bản dịch từ cuốn Hám Sơn Lão nhân Tự sự Niên phổ), đồng thời khảo cứu nhiều tư liệu lịch sử quan trọng khác về tình hình Phật giáo và triều đại nhà Minh của Trung Quốc.
Xem xét với bối cảnh Phật giáo ngày nay, những bài học từ cuốn sách Đường mây trong cõi mộng dường như không mất đi mà càng có nhiều giá trị hơn nữa. Ước mong câu chuyện về cuộc đời hoằng pháp gian nan nhưng hào hùng của Đại sư Hám Sơn được thuật trong sách sẽ góp phần động viên tinh thần những người vẫn đang âm thầm góp công sức giữ mạch Chánh Pháp. Ước mong những lời khai thị giản dị nhưng sâu sắc của đại sư Hám Sơn sẽ giúp cho những người đang trăn trở trên đường tu tập tìm thấy lời giải đáp.
Minh đạo nhân sinh
Tên Nhà Cung Cấp FIRST NEWS Tác giả Michael Puett, Christine Gross Loh Người Dịch Bùi Trần Ca Dao NXB NXB Tổng Hợp TPHCM Năm XB 2020 Ngôn Ngữ Tiếng Việt Trọng lượng (gr) 250 Kích thước 20.5 x 14.5 cm Số trang 240 Hình thức Bìa Mềm
Michael Puett là giáo sư môn Lịch sử Trung Quốc, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Nghiên cứu Tôn giáo ở Đại học Harvard. Tại Harvard, các lớp học của GS. Michael Puett được nhiều sinh viên yêu thích theo học đứng thứ ba toàn trường, chỉ sau Kinh tế học và Khoa học Máy tính. Điều đó chứng minh tư tưởng triết học phương Đông cổ đại không chỉ không khó tiếp cận, mà còn thu hút đông đảo giới trẻ, kể cả những người quan tâm đến triết học hiện đại.
Trước khi có những bài giảng của GS. Michael Puett và cuốn sách “Minh đạo nhân sinh”, nhiều người phương Tây nghĩ rằng triết học Phương Đông cổ đại là điều gì đó rất “cũ kỹ” và xa rời hiện thực. Họ cho rằng những triết lý phương Đông nói chung đặt niềm tin vào một kiểu trật tự cố định trong đời sống và con người phải sống theo “mệnh” của mình, hoặc đơn giản hơn là …bỏ đi tất cả, quay về với lối sống gần gũi với thiên nhiên.
Nhưng sự thật là các triết gia Trung Quốc nhìn thế giới theo một cách rất khác: Họ cho rằng thế giới là một chuỗi vô tận những cuộc gặp gỡ phân mảnh, lộn xộn. Và thế giới quan này bắt nguồn từ quan niệm cho rằng tất cả các khía cạnh của đời sống con người đều bị chi phối bởi cảm xúc, bao gồm tất cả những tương tác vô tận giữa người với người đang diễn ra.
Trong cuốn sách “Minh đạo nhân sinh”, GS. Michael Puett đã hệ thống, giảng giải những triết lý của các triết gia Phương Đông dễ hiểu một cách đáng kinh ngạc. Michael Puett chỉ ra rằng, từ 2.000 năm trước, các triết gia Trung Hoa cổ đại như Khổng Tử, Lão Tử, Mạnh Tử, Trang Tử, Tuân Tử, Quản Tử … đã có những phát kiến tuyệt vời về việc phát triển con người và thay đổi xã hội một cách hài hòa, tích cực.
Khác với những hiểu lầm về quan điểm “thuận theo tự nhiên” hoặc các quan điểm ủy mị hoài tưởng về các xã hội cũ, tư tưởng cấp tiến của những triết gia phương Đông thể hiện ở quan điểm sự biến đổi tích cực không đến từ việc tìm kiếm một con người “thật sự” - vốn có sẵn mà đến từ việc tạo ra các điều kiện mới. Trong đó, trọng tâm trong tư tưởng của Khổng Tử và nhiều nhà triết học cổ đại là mối quan hệ tốt không chỉ đến từ sự chân thành bên trong, mà còn đến từ những “nghi thức” chúng ta thực hiện trong đó. Vì vậy, việc tu dưỡng đạo đức, tự rèn luyện bản thân là tối quan trọng.