Nhà Sách Online > Sách Tiếng Việt > Sách Gia Đình > [Mã BMLT100 giảm đến 100K đơn 499K] Sách - Combo Kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học + Kỷ luật mềm trong gia đình
Giới thiệu Sách - Combo Kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học + Kỷ luật mềm trong gia đình
Combo Kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học + Kỷ luật mềm trong gia đình
1. Kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học
Công ty phát hành: Thái Hà Tác giả: Nguyễn Thị Thu NXB: Lao động Khổ: 14.5×20.5 Số trang: 436 trang Năm xuất bản: 2022
Làm thế nào để giúp trẻ tự giác và có hứng thú trong học tập. Làm thế nào để con có động lực cố gắng. Làm thế nào để con tập trung. Làm thế nào giúp con yêu đọc sách…Có lẽ đây là những vấn đề trăn trở của rất nhiều cha mẹ có con bước vào tiểu học. Cha mẹ nào cũng mong muốn con sẽ tự giác học ngay, nhưng để có được điều đó trẻ cần trải qua một quá trình được cha mẹ chú trọng bồi đắp những năng lực tư duy nền tảng như khả năng tự suy nghĩ, tư duy logic, tư duy giải quyết vấn đề, kiên trì xây dựng những thói quen tốt như nếp sinh hoạt có quy tắc, thói quen đọc sách, và bền bỉ trong việc rèn luyện những kỹ năng mềm như kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng xây dựng mục tiêu ngay từ những năm đầu tiểu học. Bởi vì chỉ khi có được 3 trụ cột này, trẻ mới có đầy đủ kỹ năng tự học sau này. Cuốn sách “Kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học” đúng như tựa đề của nó sẽ giải đáp cho bố mẹ hầu hết những thắc mắc trên. Những điều được chia sẻ trong cuốn sách không chỉ giới hạn ở khía cạnh kỹ năng tự học, mà trên hết nó là cẩm nang giúp bố mẹ biết vạch ra tầm nhìn là những mục tiêu quan trọng nhất cần nuôi dưỡng cho con ở giai đoạn tiểu học. Bên cạnh đó giai đoạn tiểu học còn là thời kì vàng để bố mẹ gieo cho con những bài học về cuộc sống, giúp con hình thành nên nhân cách, đồng thời cho con được tiếp cận với nhiều trải nghiệm phong phú và đa dạng để kích thích 5 giác quan, từ đó nuôi dưỡng hứng thú và sự tò mò với việc học. Trải nghiệm giống như những hạt giống tốt, khi môi trường xung quanh đủ thuận lợi hạt giống ấy sẽ nảy mầm vươn lên mạnh mẽ. Nếu thiếu trải nghiệm, động lực học tập của trẻ sẽ không thể tiến xa trong tương lai. Một điều vô cùng quan trọng nữa mà cuốn sách đề cập đến chính là giúp bố mẹ có kỹ năng giao tiếp hiệu quả với con ở tuổi tiểu học. Nếu như trước kia con còn nhỏ bố mẹ thường đưa ra những yêu cầu để bắt con làm theo, thì bây giờ bố mẹ hãy học cách để trở thành coaching của con mình thông qua cách lắng nghe – khích lệ – ghi nhận, kỹ năng đặt câu hỏi với con. Chính nhờ cách giao tiếp này bố mẹ sẽ giúp con nuôi dưỡng năng lực tự suy nghĩ, nâng cao năng lực tư duy, tự chịu trách nhiệm với những gì mình cam kết. Đồng thời trẻ luôn cảm thấy mình được bố mẹ lắng nghe và tôn trọng. Chỉ khi bố mẹ thực sự kết nối từ nội tâm với con, chúng ta mới có thể giúp con thay đổi từ bên trong.
2. Kỷ luật mềm trong gia đình
Công ty phát hành: Thái Hà Tác giả: Nguyễn Thị Thu Số trang: 379 trang Khổ: 14.5×20.5cm NXB: Lao động Năm xuất bản: 2022
Nếu ví như năng lực của một đứa trẻ là chiếc cốc, còn kiến thức là lượng nước đổ vào, thì nếu chiếc cốc càng to, trẻ sẽ càng nhận được nhiều nước sau này. Giai đoạn 0-10 tuổi là thời kì quan trọng nhất để bố mẹ nặn chiếc cốc năng lực cho con, chứ không phải đổ đầy một cốc nước. Ba trụ cột quan trọng để xây dựng nền móng vững chắc cho sự trưởng thành của con sau này: Nuôi dưỡng những năng lực sống và chú trọng bồi đắp những phẩm chất đạo đức, hình thành những thói quen tốt. Nuôi dưỡng năng lực sống: – Năng lực đầu tiên mà trẻ cần nhất ở giai đoạn đầu đời chính là nuôi dưỡng tính tự lập trong sinh hoạt hàng ngày, sự tự chủ trong suy nghĩ và hành động, có khả năng suy nghĩ độc lập và bày tỏ chính kiến. Có khả năng kiểm soát hành vi của bản thân và tuân theo quy tắc nơi tập thể. – Năng lực thứ hai chính là những kỹ năng mềm giúp trẻ kết nối với mọi người xung quanh, khả năng lắng nghe, quan sát và tự tin để sẵn sàng cho việc học tập trong môi trường tiểu học. – Năng lực thứ ba chính là nuôi dưỡng sự tò mò và trí tưởng tượng và sáng tạo cho trẻ thông qua những trải nghiệm thực tế và cách trò chuyện của bố mẹ trong cuộc sống hàng ngày, cùng thói quen và kỹ năng đặt câu hỏi “Vì sao”, “Con nghĩ như thế nào?, “Nếu thì”. Vun đắp phẩm chất Tài năng có thể giúp con thành công, nhưng đạo đức và thói quen tốt mới là thứ giúp con có được hạnh phúc đích thực. “Kỷ luật mềm trong gia đình” sẽ nuôi dưỡng cho con những phẩm chất đạo đức như: khả năng đồng cảm-thấu cảm, khả năng biết lắng nghe người khác, trái tim bao dung và chia sẻ, vun đắp lòng biết ơn với cuộc sống, trân trọng sinh mệnh, và có trách nhiệm với bản thân và gia đình. Hình thành thói quen tốt Những thói quen tốt cần được hình thành và duy trì chính là sự ngăn nắp gọn gàng, sinh hoạt có quy tắc ngủ sớm-dậy sớm-đủ giấc, yêu thích vận động, yêu thích việc đọc sách, thói quen tự giác học, biết quản lí thời gian và tiền bạc từ giai đoạn tiểu học. “Kỷ luật mềm trong gia đình” với cách ứng xử dựa trên 5 từ khóa “Yêu Thương – Kiên Nhẫn – Thừa Nhận – Khen Ngợi – Tin Tưởng”, bằng những câu chuyện thực tế, gần gũi và sinh động có tính ứng dụng cao, bố mẹ sẽ cảm thấy cuốn sách như đang viết cho chính mình và chính con mình. Và từ đó việc nuôi dạy con sẽ nhẹ nhàng và bình an hơn.