Sách - Combo Nói sao cho trẻ nghe lời + Để việc học không làm khó trẻ (bộ 2 cuốn)

Thương hiệu: Nhiều tác giả | Xem thêm các sản phẩm Sách & Tạp Chí của Nhiều tác giả
Nhà Sách Online > Sách Tiếng Việt > Sách Gia Đình > [Mã BMLTA35 giảm đến 35K đơn 99K] Sách - Combo Nói sao cho trẻ nghe lời + Để việc học không làm khó trẻ (bộ 2 cuốn)
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Sách - Combo Nói sao cho trẻ nghe lời + Để việc học không làm khó trẻ (bộ 2 cuốn)

Combo Nói Sao Cho Trẻ Nghe Lời + Để Việc Học Không Làm Khó Trẻ (Bộ 2 Cuốn)

1. Để Việc Học Không Làm Khó Trẻ

Để Việc Học Không Làm Khó Trẻ - Phương Pháp Bồi Dưỡng Năng Lực Học Tập Đặc Biệt Từ Chuyên Gia Nhật Bản

Các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi Tiểu học hẳn đều trăn trở rất nhiều về vấn để học hành của con. “ Vì sao cứ đến phép trừ có nhớ là con lại lúng túng? “ , “ Vì sao con không thể diễn đạt được cản xúc của mình trong bài tập làm văn? “ , “ Con ghi chép lộn xộn thế này lieu có hiểu bài giảng không? “ … có biết bao vấn đề chúng ta thấy thắc mắc khi cùng con học tập, và trong quá trình này chúng ta cũng phạm phải không ít sai lầm.

Ví dụ, phụ huynh cho rằng ghi chép sạch đẹp thì mới hiểu bài, nhưng thực tế không hẳn như vậy, trẻ viết quá sạch đẹp, trình bày cầu kì chưa chắc đã hiểu bài do quá chú tâm vào hình thức trang vở, ngược lại , trẻ viết xấu, kí hiệu ngoằn ngoèo nhiều khi là do chúng thể hiện trang vở theo mạch tư duy của mình và chúng hiểu bài rất sâu.

Cuốn Để Việc Học Không Làm Khó Trẻ bạn đang cầm trên tay là một tác phẩm tâm huyết của chuyên gia giáo dục Nhật Bản Masanobu Takahama. Cuốn sách sẽ đem đến lời giải thích chí lí cho những thắc mắc của bố mẹ, giúp bố mẹ tháo gỡ những sai lầm và đưa ra phương pháp độc đáo, hữu dụng để các bậc phụ huynh có thể hỗ trợ con yêu nâng cao năng lực học tập của bản thân


2. Nói Sao Cho Trẻ Nghe Lời

Là cha mẹ, thường ngày bạn không nên nói những lời như thế này:

Khi trẻ cứ bám lấy bạn hỏi hết cái này đến cái kia, bạn cáu kỉnh nói: “Con hỏi gì mà hỏi lắm thế? Tự đi mà nghĩ đi!”.
Khi trẻ không ngoan ngoãn chào hỏi người lớn, có phải bạn thường nói: “Con mà còn không biết lễ phép, từ sau không bao giờ mẹ dẫn con đi chơi nữa!”.
Khi trẻ hào hứng kể về mơ ước của chúng, có phải bạn thường nói: “Đúng là nghĩ vớ nghĩ vẩn, nhìn thành tích học tập của con đi, mau tập trung vào mà học hành!”.

Đối mặt với những đứa trẻ nói dối, bạn thường hùng hổ chất vấn: “Học ở đâu cái thói nói dối hả? Còn dám nói dối nữa là mẹ đánh cho đấy…”.
………..

Nhưng cho dù là bạn nói thế nào, vấn đề đều không thể giải quyết. Kì thực chỉ cần thay đổi cách nói, bạn sẽ phát hiện ra rằng: Hóa ra nói như vậy, trẻ sẽ chịu nghe lời!

Giáo sư Martin, nhà tâm lí giáo dục của trường đại học Edinburgh từng làm cuộc trắc nghiệm như sau: Ông chia một nhóm trẻ em thành hai tổ (chú ý: phân loại ngẫu nhiên), sau đó nói với giáo viên: tổ A là các cháu học giỏi, thông minh, có phẩm chất tương đối tốt. Nhóm B gồm các cháu chỉ có học lực trung bình, biểu hiện về mọi mặt đều kém hơn các cháu ở tổ A. Giáo viên tìm hiểu được tình hình liền tiến hành giáo dục các cháu theo chương trình mà giáo sư Martin yêu cầu. Sau một học kì, thành tích học tập của các cháu ở tổ A xuất sắc hơn hẳn các cháu ở tổ B. Về sau ông lại tiến hành thử nghiệm nhiều lần nữa, nhưng kết quả vẫn như vậy, điều đó chứng tỏ đây chính là sức mạnh của sự ám thị.

Nói cách khác, khi cha mẹ yêu cầu con cái làm gì, chúng thường nảy sinh tâm lí chống đối; khi trẻ con ý thức được nó cần phải làm gì, chúng sẽ cố gắng để làm điều ấy. Trong cả quá trình này, phương pháp giáo dục bằng cách ám thị có vai trò rất quan trọng. Đương nhiên phương pháp ám thị cũng có mặt tích cực và tiêu cực của nó.

Mặt tích cực hay còn gọi là ám thị tích cực, có thể tạo cho trẻ cơ hội tự kiểm điểm bản thân, là động lực khiến trẻ nỗ lực hơn nữa. Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ nên sử dụng nhiều câu nói mang tính ám thị tích cực để thay thế cho sự yêu cầu, chỉ trích, tránh để cho trẻ cảm thấy mất thể diện, mất tự trọng, đảm bảo mối quan hệ thân thiết giữa cha mẹ và con cái.

Bên cạnh mặt tích cực, mặt tiêu cực của phương pháp ám thị cũng có ảnh hưởng rất lớn đến trẻ. Điều đáng tiếc là, rất nhiều bậc cha mẹ thường xuyên tạo ra những ám thị tiêu cực cho con cái trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó khiến cho trẻ sống trường kì trong sự bi quan, buồn chán, ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lí của trẻ, làm mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trở nên xấu đi.

Vasyl Olexandrovych Sukhomlynsky, nhà giáo dục nổi tiếng người Nga đã từng nói: “Trong bất cứ hiện tượng giáo dục nào, trẻ càng không biết đó là ý đồ giáo dục thì hiệu quả của phương pháp ấy càng cao”. Giáo dục theo phương pháp ám thị là một dạng như vậy, nó không có tính ép buộc hay ra lệnh, mà là thông qua ám thị tâm lí hình tượng trực quan sinh động, tránh được sự mâu thuẫn giữa lí tính và cảm tính, sự mất cân bằng của ý thức và không có ý thức của người giáo dục, khiến cho hai bên trở nên hài hòa và thống nhất. Còn người được giáo dục sẽ từ từ chấp nhận hình thức giáo dục này theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”.

#newshop hân hạnh giới thiệu đến bạn đọc!
-------------------
Tác giả: Masanobu Takahama, Hoa Dương
Số trang: 452
Năm xuất bản: 2019
Nhà xuất bản: NXB Phụ Nữ
Nhà Xuất bản: NXB Văn hóa Thông tin

Hình ảnh sản phẩm

Sách - Combo Nói sao cho trẻ nghe lời + Để việc học không làm khó trẻ (bộ 2 cuốn)
Sách - Combo Nói sao cho trẻ nghe lời + Để việc học không làm khó trẻ (bộ 2 cuốn)

Giá CBK
Liên kết: Tinh chất phục hồi và săn chắc da Dr. Belmeur Cica Peptite Ampoule (50ml)