Sách - Combo Nuôi dạy con bằng trái tim của một vị Phật + Cách nuôi dạy một đứa trẻ có trái tim ấm áp
Sách - Combo Nuôi dạy con bằng trái tim của một vị Phật + Cách nuôi dạy một đứa trẻ có trái tim ấm áp
Mô tả ngắn
Nhà Sách Online > Sách Tiếng Việt > Sách Gia Đình > Sách - Combo Nuôi dạy con bằng trái tim của một vị Phật + Cách nuôi dạy một đứa trẻ có trái tim ấm áp
Giới thiệu Sách - Combo Nuôi dạy con bằng trái tim của một vị Phật + Cách nuôi dạy một đứa trẻ có trái tim ấm áp
Combo Nuôi dạy con bằng trái tim của một vị Phật + Cách nuôi dạy một đứa trẻ có trái tim ấm áp
1. Nuôi dạy con bằng trái tim của một vị Phật
Công ty phát hành: Thái Hà Tác giả: C. L. Claridge Số trang: 332 trang Khổ: 13 x 20.5 cm
Đức Phật đã dạy “Gia đình là nơi tâm trí này sống với tâm trí khác. Nếu chúng yêu thương nhau thì ngôi nhà sẽ đẹp như một vườn hoa. Ngược lại, nếu chúng bất hòa thì sẽ như cơn bão tàn phá khu vườn.”
Làm cha mẹ là một công việc khó khăn. Ba tôi từng nói với tôi rằng, dù làm gì cũng sai cả. Lúc đó tôi còn là một thiếu niên, nên ông nói vậy cũng chẳng lấy gì làm lạ, nhưng cho dù ông nghĩ mình đã mắc sai lầm gì đi nữa thì ông chắc hẳn cũng đã làm đúng một điều nào đó. Ngày nay, anh chị em chúng tôi rất yêu thương nhau. Ba mẹ tôi đã đặt nền móng cho điều này từ khi chúng tôi còn nhỏ. Nhưng không phải họ là những ông bố bà mẹ hoàn hảo, mà cả hai vừa khiến tôi khó chịu vừa khiến tôi dễ chịu.
Có rất nhiều sách về nuôi dạy con, nhưng gần như không có cuốn nào dựa trên nền tảng nguyên lý Phật giáo. Phật giáo, suy cho cùng, là về quy luật nhân quả. Nếu chúng ta làm điều thiện, kết quả mang lại sẽ tốt đẹp. Đó là một triết lý lạc quan trong đó chúng ta có thể loại trừ hoàn toàn được sự vô minh (thiếu hiểu biết) và từ đó là toàn bộ khổ đau nữa.
Chúng ta không thể thực hiện điều này trong một đời người ngắn ngủi nhưng chúng ta có thể bắt đầu. Vì lý do này, những lời dạy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã xuất hiện trên Trái đất. Những phương pháp nhằm giải quyết các vấn đề trong cuộc sống của ngài không chỉ dành cho giới tu sĩ, mà còn dành cho các gia đình, các ông bố bà mẹ. Những giáo lý và phương pháp này chính là khía cạnh trí tuệ của Phật giáo.
Khía cạnh còn lại của Phật giáo là từ bi. Thế nào là từ bi với một đứa trẻ đang la hét hoặc đang vòi vĩnh thứ đồ chơi mới nhất? Từ bi với một đứa trẻ mới 18 tháng tuổi khác gì từ bi với một đứa trẻ 6 tuổi học lớp 1? Cha mẹ ngày nay gặp phải nhiều thách thức mà trước đây họ chưa từng biết tới. Con cái chúng ta đang sống trong một xã hội thúc đẩy chúng ham muốn ngày càng nhiều và chính điều này đã khiến cho môi trường bị ô nhiễm đến mức báo động.
Mặc dù bối cảnh đã thay đổi nhưng cách chúng ta tương tác với nhau, dù tốt hay xấu, vẫn không thay đổi trong hơn 2.500 năm qua. Chúng ta vẫn chưa nhận ra được các khuôn mẫu của sự tức giận, thất vọng, phản ứng thái quá cũng như những ham muốn con trẻ được hạnh phúc mạnh mẽ đến mức chúng ta có nguy cơ tạo ra hiệu ứng trái ngược.
2. Cách nuôi dạy một đứa trẻ có trái tim ấm áp
Công ty phát hành: Thái Hà Tác giả: Nobuyoshi Hirai Số Trang: 281 trang Khổ: 13 x 20.5 cm
Thế nào là một trái tim ấm áp? Nếu được hỏi “Bạn có trái tim ấm áp không?” – các bạn sẽ trả lời thế nào?
Một trái tim ấm áp là một trái tim biết thấu hiểu cảm xúc của đối phương, biết suy nghĩ trên lập trường của đối phương – hay nói cách khác là một trái tim biết quan tâm.
Điều này cũng đúng với quan hệ vợ chồng. Khi chồng suy xét đến tâm trạng, lập trường của vợ, và ngược lại vợ cũng để ý tới cảm xúc của chồng, giữa hai người sẽ có bầu không khí ấm áp và cuộc sống chung sẽ luôn thuận hòa. Tuy nhiên, trong lòng mỗi người luôn có những biến chuyển gây cản trở đến điều đó. Những biến chuyển đó được gọi là tính coi mình là trung tâm hay sự ích kỷ.
Tính ích kỷ được thể hiện càng rõ khi càng ít tuổi. Cần phải rèn giũa để dần dần, những đứa trẻ ích kỉ biết thấu hiểu cảm xúc của đối phương cũng như biết nghĩ trên lập trường của đối phương.
Ví dụ, chúng ta hãy thử nghĩ về một em bé 1,5 tuổi. Ở lứa tuổi này, những hành động dựa trên nhu cầu khám phá, hay nói cách khác là “nghịch ngợm” xảy ra nhiều. Các bé nhất định muốn chạm vào một vật mới gì đó lọt vào mắt mình. Tuy nhiên, vì bé chưa rõ cách xử trí với đồ vật này, cộng thêm việc chưa có đủ sự khéo léo nên bé dễ làm hư hỏng, gây nhiều phiền toái cho người lớn.
Trong trường hợp này, đáng lẽ cần cảm thông nhưng người lớn lại thường nổi giận với trẻ. Thái độ tức giận đó của người lớn không hề xuất phát từ lập trường của trẻ. Nhu cầu khám phá của trẻ, cũng giống như tinh thần học hỏi của người lớn, là hành động không thể thiếu cho sự phát triển động lực tự thân của trẻ, nên cần phải chấp nhận những trò nghịch đó. Và ngược lại, cũng cần phải làm cho trẻ biết đứng trên lập trường của người lớn, thấu hiểu cảm xúc của người lớn. Khi trẻ sờ vào những vật quan trọng của người lớn, cần phải liên tục nghiêm túc nói với trẻ “Đây là đồ quan trọng của mẹ đấy, rất quan trọng”.
Dựa vào ngữ điệu mà trẻ sẽ hiểu cảm xúc của cha mẹ nên sẽ cẩn trọng với những món đồ đó, dần dần nghĩ đó là “vật quan trọng”. Đối với các con, hãy cho con biết nó quan trọng bằng cách nhắc nhiều về hai từ “quan trọng, quan trọng”, cuối cùng tôi đưa tay ra nói “Trả lại cho bố/mẹ nào”, con liền đưa trả và nói “Đây”. Đương nhiên, bạn không được quên câu “Cảm ơn con”.