Thông tin sách Công ty phát hành: Thái Hà Tác giả: Thích Nhất Hạnh Kích thước: 13 x 20.5 cm Loại bìa: Bìa mềm Năm xuất bản: 2020 Số trang: 241 Nhà xuất bản: Lao Động
Giới thiệu Kinh Bốn Lĩnh Vực Quán Niệm và kinh Quán Niệm Hơi Thở là hai kinh gối đầu giường của các vị khuất sĩ thời Bụt còn tại thế và là nền tảng của nếp sống thiền tập đạo Bụt. Sách Con Đường Chuyển Hóa của thiền sư Thích Nhất Hạnh là những hướng dẫn cụ thể để chúng ta tiếp xúc được suối nguồn thiền tập của đạo Bụt. Hơn thế nữa, tác giả còn hiến tặng những phương pháp thực hành thực tế giúp hành giả trải nghiệm được nếp sống tỉnh thức trong đời sống hàng ngày. Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã từng nói rằng ngày phát hiện ra hai bản kinh này, Ngài thấy mình là người hạnh phúc nhất trên đời. Sau đây là những lời mà tôi đã được nghe đức Thế Tôn dạy, hồi người còn đang cư trú Kammasadhamma, nơi một ấp phố của giống dân Kuru. Một hôm Đức Thế Tôn gọi các vị khất sĩ: “Này quý thầy!” các vị khất sĩ đáp: “Thưa Thế Tôn, có chúng tôi đây.” Bụt nói: “Này quý vị, đây là con đường duy nhất để giúp chúng sanh thực hiện thanh tịnh, vượt thắng phiền não, tiêu diệt ưu khổ, đạt tới chánh đạo và chứng nhập Niết bàn: đó là con đường của bốn phép an trú trong quán niệm.” “Bốn phép an trú trong quán niệm ấy là những phép nào? 1. Này các vị khất sĩ! Vị khất sĩ an trú trong phép quán niệm thân thể nơi thân thể, tinh cần, sáng suốt và tỉnh thức, bỏ ra ngoài mọi tham dục và chán bỏ đối với cuộc đời. 2. Này các vị khất sĩ! Vị khất sĩ an trú trong quán niệm cảm thọ nơi cảm thọ, tinh cần, sáng suốt và tỉnh thức, bỏ ra ngoài mọi tham dục và chán bỏ đối với cuộc đời. 3. Này các vị khất sĩ! Vị khất sĩ an trú trong phép quán niệm tâm thức nơi tâm thức, tinh cần, sáng suốt và tỉnh thức, bỏ ra ngoài mọi tham dục và chán bỏ đối với cuộc đời. 4. Này các vị khất sĩ! Vị khất sĩ an trú trong phép quán niệm đối tượng tâm thức nơi đối tượng tâm thức, tinh cần, sáng suốt và tỉnh thức, bỏ ra ngoài mọi tham dục và chán bỏ đối với cuộc đời.” [II] “Này các vị khất sĩ! Vị khất sĩ an trú trong phép quán niệm thân thể nơi thân thể như thế nào? 5 | Kinh Bốn Lĩnh Vực Quán Niệm (Tụng bản I) “Vị khất sĩ ấy tìm tới một khu rừng, hoặc tới một gốc cây, hoặc một căn nhà vắng, ngồi xuống trong tư thế kiết già, giữ thân mình ngay thẳng và thiết lập chánh niệm trước mặt mình. Người ấy thở vào với ý thức minh mẫn là mình đang thở vào. Người ấy thở ra với ý thức minh mẫn là mình đang thở ra. Thở vào một hơi dài, người ấy ý thức rằng: ta đang thở vào một hơi dài. Thở ra một hơi dài, người ấy ý thức rằng: ta đang thở ra một hơi ngắn. Thở ra một hơi ngắn, người ấy ý thức rằng: ta đang thở ra một hơi ngắn. Cũng như khi quay một vòng dài, người thợ tiện khéo tay ý thức rằng mình đang xoay một vòng dài, và khi xoay một vòng ngắn, ý thức rằng mình đang xoay một vòng ngắn. Vị khất sĩ mỗi khi thở vào một hơi dài, ý thức rằng mình đang thở vào một hơi dài, mỗi khi thở ra một hơi dài, ý thức rằng mình đang thở ra một hơi dài, mỗi khi thở vào một hơi ngắn, ý thức mình đang thở vào một hơi ngắn, mỗi khi thở ra một hơi ngắn, ý thức mình đang thở ra một hơi ngắn. Người ấy tự mình tập luyện như sau: “Tôi đang thở vào và có ý thức rõ rệt về trọn thân thể tôi.” “Tôi đang thở ra và có ý thức rõ rệt về trọn thân thể tôi. “Tôi đang thở vào và làm cho sự vận hành trong thân thể tôi trở nên an tịnh.” “Tôi đang thở ra và làm cho vận hành trong thân thể tôi trở nên an tịnh.” “Cứ như thế, vị ấy an trú trong sự quán niệm thân thể nơi thân thể, hoặc quán niệm bên trong, hoặc quán niệm bên ngoài thân thể ấy, hoặc quán niệm cả bên trong lẫn bên ngoài. Vị ấy an trú trong sự quán niệm quá trình sinh khởi nơi thân thể, hoặc quán niệm quá trình huỷ diệt nơi thân thể, hoặc quán niệm cả quá trình sinh khởi lẫn quá trình huỷ diệt nơi thân thể. Hoặc người ấy quán niệm: “Có thân thể đây”, đủ để quán chiếu và ý thức được sự có mặt của thân thể đó, và như vậy, người ấy an trú một cách tự do, không bị bất cứ một thứ gì trong cuộc đời làm vướng bận. Quán niệm thân thể nơi thân thể là như vậy đó, thưa quí vị. “Khi đi, vị khất sĩ lại cũng ý thức rằng mình đang đi, khi đứng, ý thức rằng mình đang đứng, khi ngồi, ý thức rằng mình đang ngồi, khi nằm, ý thức rằng mình đang nằm. Bất cứ thân thể mình đang được sử dụng trong tư thế nào, vị ấy cũng ý thức được về tư thế ấy của thân thể.