Tên Nhà Cung Cấp Phụ Nữ Tác giả Đào Hải Ninh NXB NXB Phụ Nữ Việt Nam Năm XB 2020 Trọng lượng (gr) 150 Kích Thước Bao Bì 20.5 x 13.5 cm Số trang 176 Hình thức Bìa Mềm
15 năm trước, chị Đào Hải Ninh là một người phụ nữ của công việc đầy năng động, chị làm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và có vị trí nhiều người mơ ước. Chị luôn là người người tự tin, chủ động lập kế hoạch cho nhưng bước tiến của cuộc đời mình. Ngay cả việc sinh con chị cũng lên kế hoạch kĩ càng và cầu toàn với kết quả như mong đợi, một gia đình thành đạt vợ chồng đều có địa vị trong xã hội với hai đứa con đủ nếp đủ tẻ. Cuộc sống của chị cứ thuận lợi như vậy cho đến khi cô con gái thứ 2 của chị sau những tiếng bi bô đầu đời rồi rơi vào “câm” hẳn - con không thể phát ra âm thanh và thường xuyên có những biểu hiện của trẻ tăng động. Chị vẫn cho đó là bình thường, con chị có thể chỉ chậm nói mà thôi, cho đến khi một người bạn là bác sĩ đến nhà chơi dè dặt nói với chị vì sự bất bình thường của con mình, chị không tin con mình không bình thường. Đến tận lúc cầm kết quả kiểm tra của con gái với chẩn đoán của bác sĩ, con chị là trẻ tự kỷ với điểm 41/50 (theo thang điểm CARS) và được xác định là “không thể phục hồi”, chị mới cay đắng nhận ra rằng con mình mắc “bệnh” không giống ai, “bệnh” không thuốc chữa “bệnh” không bao giờ khỏi. Mặc dù biết “không có nhiều hy vọng” nhưng với tâm lý, còn nước còn tát, ai mách thuốc nào tốt, chỗ nào hay chị mua cho con và không tiếc tiền đưa con đi đều đưa con đi can thiệp tại những trung tâm hỗ trợ trẻ tự kỷ nổi tiếng nhất. Đỉnh điểm cho đến một lần trong một trung tâm can thiệp trẻ tự kỉ, sau 3 ngày chỉ xin được phép nấp dưới gầm bàn để được nhìn cô điều dưỡng tập cho con mình với mong muốn sau đó về tự tập cho con, là 3 ngày chị phải nghiến răng chịu đựng cảnh cô điều dưỡng “huấn luyện” con ngồi trên ghế. Con chị phản ứng mạnh ngửa đầu đập “côm cốp” vào thành ghế nhưng cô vẫn điểm nhiên quát “ngồi yên”, trái tim người mẹ không thể chịu nổi cảnh đó đã lên tiếng xin cô cho con đồ chơi, cô điều dưỡng nói lạnh lùng nói với chị “bọn này phải thế”. Trái tim người mẹ trào lên một sự đau đớn, trời ơi, chị nhận ra người ta không coi con chị là một con người và không đối xử với những đứa trẻ như con chị như một con người. Chị như bừng tỉnh và giật lại đứa con, ôm con vào lòng, đứa trẻ đang hoảng sợ gục đầu vào ngực mẹ, giây phút ấy chị biết con chị nhận ra mẹ, chỉ có chị có thể là chỗ dựa cho con. Chị đi đến quyết định, chị sẽ là người đồng hành cùng con, chỉ có người mẹ mới có thể đưa con trở về, chị không thể phó mặc núm ruột của mình bất kỳ ai, bất kỳ trung tâm nào dù người ta nói về nó hay đến bao nhiêu. Hành trình đồng hành cùng con, có được có mất, có cả “đánh đổi”, mà như chị nói đó là sự “lựa chọn”, chị lựa chọn bên con, lựa chọn đồng hành cùng con vượt qua chứng tự kỉ trở lại với cuộc sống bình thường mặc dù chị cũng phải đánh đổi, đó là lựa chọn từ bỏ công việc yêu thích và có cơ hội thăng tiến, thậm chí ngay cả khi hạnh phúc gia đình không trọn vẹn chị vẫn chỉ nhận về mình những đứa con.