Nhà Sách Online > Sách Tiếng Việt > Sách Hướng Nghiệp & Phát Triển Bản Thân > Sách - Công Ty Vui Vẻ Làm Ăn Suôn Sẻ (6 Chiến Lược Tâm Lý Học Tích Cực Tăng Nâng Suất Nơi Công Sở)
Giới thiệu Sách - Công Ty Vui Vẻ Làm Ăn Suôn Sẻ (6 Chiến Lược Tâm Lý Học Tích Cực Tăng Nâng Suất Nơi Công Sở)
Sách: Công Ty Vui Vẻ Làm Ăn Suôn Sẻ Mã sản phẩm: 8936067600070 Tác giả : Andy Pan Dịch giả :Nguyễn Hải Đăng NXB: NXB Lao động Kích thước : 13.5 x 20.5 cm Năm xuất bản : 2020 Số trang : 352 Khối lượng : 300 grams Bìa : Mềm - tay gập
NỘI DUNG Công Ty Vui Vẻ Làm Ăn Suôn Sẻ
Để làm việc đạt hiệu quả cao thì chuyên môn giỏi thôi là chưa đủ mà còn cần cả nguồn năng lượng tích cực khi làm việc. Nhưng không phải lúc nào tất cả chúng ta đều có thể vui vẻ làm việc cả ngày, cả tuần phải không? Tác giả Andy Pan hiểu rõ điều đó và trong suốt những năm tháng làm việc của mình, anh đã đúc kết được những chiến lược tâm lý học tích cực giúp tăng năng suất nơi công sở qua cuốn sách “ Công ty vui vẻ, làm ăn suôn sẻ” dành tặng các độc giả. Chiến lược số 1: Cảm xúc tích cực Để tạo ra cảm xúc tích cực thì bạn phải biết quản lý cảm xúc của mình trước tiên. Không để cảm xúc cá nhân ảnh hưởng đến công việc là điều kiện tiên quyết làm cho bạn cảm thấy đầy năng lượng khi làm việc. Nhưng làm thế nào để quản lý cảm xúc thật tốt? Hãy nghiền ngẫm cuốn sách và tự tìm cho mình một câu trả lời phù hợp với bản thân mình nhất nha!
Chiến lược số 2: Gắn bó “Khi con người được đầu tư tài chính, họ muốn có lãi. Khi con người được đầu tư về tình cảm, họ muốn đóng góp” là câu mà Simon Sinek- một diễn giả nổi tiếng đã từng nói. Điều này đúng trong trường hợp bạn muốn gắn bó nhân viên của mình lại. Sự gắn bó của nhân viên là một trong những khía cạnh thách thức nhất định của việc quản lý nhân sự trong một tổ chức.
Chiến lược số 3: Những mối quan hệ Bí quyết xây dựng các kết nối có giá trị hay tiết lộ các ưu tiên của não bộ để cải thiện mối quan hệ nơi làm việc được tác giả Andy Pan đưa ra nhằm giúp độc giả tìm được hướng đi cho riêng mình để làm thế nào có thể tăng cường kỹ năng giao tiếp, cải thiện tình trạng các mối quan hệ. Ngài Akio Morita quá cố, đồng sáng lập tập đoàn Sony, đã từng khuyên rằng thành công của một tổ chức cốt yếu ở khả năng “phát triển những mối quan hệ tốt đẹp để hình thành cảm giác gắn bó như trong một gia đình” trong hàng ngũ tổ chức.
Chiến lược số 4: Ý nghĩa Tạo ra ý nghĩa trong công việc có thể thúc đẩy sự hài lòng phi vật thể, mà qua đó nhân viên có thể trải nghiệm và cho phép một công việc được nhìn nhận không chỉ như một phương tiện để kiếm tiền. Tuy nhiên, để làm được điều này không phải là điều dễ dàng, tác giả đưa ra các phương pháp để tạo ra động lực nội tại giúp bạn có thể dễ dàng tìm được ý nghĩa trong công việc của mình.
Chiến lược số 5: Thành tựu Việc tạo ra thành tựu trong công việc giúp bạn có động lực và làm việc một cách vui vẻ hơn. Nếu bạn là sếp, bạn muốn khơi gợi cảm giác tự hào của nhân viên công ty mình thì đừng bỏ lỡ chiến lược số 5 này, tác giả đã đưa ra những kiến thức nền tảng A.I- mô hình nền tảng tán dương giúp bạn ứng dụng thực tế vào trường hợp của mình. Tác giả cũng có nhắc đến các mặt tích cực của tự hào sẽ tác động như thế nào đến nguồn năng lượng tích cực khi làm việc và mối quan hệ của nó với hiệu quả công việc.
Chiến lược số 6: Vốn tâm lý Chiến lược cuối cùng nhưng không hề kém phần quan trọng, vốn tâm lý là nguồn vốn, là pin dự phòng khi làm việc. Khi nhân viên của bạn hy vọng và lạc quan, bạn sẽ thấy họ chăm chỉ hơn, sáng tạo hơn, gắn bó với công việc hơn các nhân viên khác. Khi nhân viên của bạn tự lực tự cường, tự dưng nguồn năng lượng đó sẽ lan truyền khắp công ty, dù đang bờ vực của thất bại, nhưng tất cả mọi người đều đồng lòng đồng sức là một điều quý báu. Vốn tâm lý là một trong những yếu tố thiết yếu trong việc xây dựng các đội ngũ mạnh mẽ hơn về mặt tâm lý, để có thể lèo lái được một tổ chức qua thời kỳ khó khăn.