Giới thiệu Sách - Cuộc Đời Phía Trước - FIRST NEWS
Tên Nhà Cung Cấp FIRST NEWS Tác giả J Krishnamurti Người Dịch Đào Hữu Nghĩa NXB Dân Trí Năm XB 2022 Trọng lượng (gr)350 Kích Thước Bao Bì 20.5 x 14.5 cm x 1.6 Số trang 328 Hình thức Bìa Mềm
“Cuộc đời phía trước” (tựa gốc “Life Ahead”) tập hợp nội dung từ các buổi diễn thuyết mà Krishnamurti dành cho những bạn trẻ đang còn ngồi trên ghế nhà trường, sắp bước chân vào ngưỡng cửa đại học và rồi sẽ giáp mặt với cuộc đời. “Tất cả cái gọi là ‘giáo dục’ này là gì?”, Krishnamurti mở đầu bằng lời chất vấn, “Đâu là lý do cho tất cả công cuộc phấn đấu này - phấn đấu để học hành, để thi cử, để sống xa nhà? Lẽ nào thầy cô không nên giúp các em truy vấn tất cả mọi điều này, thay vì chỉ chuẩn bị cho thi cử sao?” Vị triết gia, nhà tư tưởng người Ấn Độ cật lực chỉ trích nền giáo dục cũ kỹ, băng hoại. Từ đó, ông trình bày về môi trường học tập đúng nghĩa mà trong đó, người học trò không phải học trong sợ hãi, không bị so sánh, không nuôi dưỡng tham vọng thành đạt. “Giáo dục không chỉ đơn thuần là nhồi nhét thông tin, kiến thức vào trí não, giáo dục phải giúp học sinh hiểu mà không sợ hãi cái mênh mông phức tạp của cuộc sống này”, một nền giáo dục chân chính, theo Krishnamurti, sẽ giúp học sinh vượt qua nỗi sợ để sống và tư duy trong tự do. Đó cũng là năng lực cốt lõi duy nhất giúp mỗi người tự tin giáp mặt cuộc đời. Nỗi sợ trong giáo dục tạo nên những “cái máy” Thi cử, đánh giá, những bảng điểm xếp loại học sinh; kỷ luật, so sánh, khen thưởng; những điều được-làm và không-được-làm mà người trẻ phải chịu từ cha mẹ, trường học, xã hội... tất cả những điều này đều bị Krishnamurti gọi là “sự cưỡng bách”. Sự cưỡng bách hiện diện dưới nhiều hình thái khác nhau, nhưng rốt lại, đều “đánh” vào nỗi sợ hãi và dung dưỡng tham vọng trong mỗi cá nhân. “Không phải các em cảm thấy bụng dạ đau thắt lại khi phải thi cử sao?”, Krishnamurti đặt câu hỏi, “Các em không thấy thần kinh căng thẳng, lo âu sao? Các em có biết thử thách đó tác động lên các em suốt đời ra sao không?” Nỗi sợ hãi, như ta đang thấy, giam hãm người học trò trong khuôn khổ của kiến thức, tư tưởng, giáo điều… Vì sợ hãi, người học dễ rơi vào lệ thuộc, sao chép, vâng lời.