Giới thiệu Sách Cuộc vận động phật giáo Việt Nam năm 1963
Tác giả:nhiều tác giả Ngày xuất bản:2023 Kích thước:16 x 24 cm NXB Tổng hợp TP.HCM Số trang:316
KHÁI QUÁT
PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG DÒNG SINH MỆNH DÂN TỘC TỪ BẮC THUỘC ĐẾN TRƯỚC HIỆP ĐỊNH GENÈVE (21-7-1954)
1. Từ Bắc thuộc đến triều Nguyễn. Phật giáo truyền vào Việt Nam từ thế kỷ đầu sau Công nguyên và nhanh chóng bắt rễ sâu rộng trong quần chúng. Cốt tủy của đạo Phật là Tử bị Hỷ xả, Vô ngã Vị tha, Cứu khổ cứu nạn. Nietzsche - triết gia Đức nhận xét: “Phật giáo đã nhận lãnh trách nhiệm đặt các vấn đề một cách khách quan và bình tĩnh,... Phật giáo không kích thích người ta làm chiến tranh chống các tôn giáo khác, điều cảm động nhất là ở chỗ giáo lý nhà Phật chống lại tư tưởng phục thù, hằn học, căm ghét". Về mặt thực tiễn, “Phật giáo đa dạng hết sức, như con sông mà hai bờ rải mãi và tùy theo phong cảnh từng nơi mà phản chiếu hình ảnh xuống mặt nước phẳng lặng như tờ”, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Tôn chỉ mục đích của đạo Phật nhằm xây dựng cuộc đời thuần mỹ, chí thiên, bình đẳng yên vui và no ấm"
Khi Phật giáo truyền vào Việt Nam, cũng là lúc phong kiến phương Bắc tiến hành xâm lăng, rồi đặt ách đô hộ trên đất NN VÀ Trong bối cảnh đó, Phật giáo đã trở thành điểm tựa vùng chân ở tinh thần và tư tưởng của người Việt Nam để đánh đó sự đầy tàn của tư tưởng văn hóa Trung Hoa, xây dựng ý thức và văn hóa dân tộc; đồng thời góp phần to lớn trong phong trào đấu tranh gìanh độc lập dân tộc suốt hơn 1.000 năm Bắc thuộc..
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 - 43 sau Công nguyên đã mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc của thân dân Việt Nam chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. Ngay từ cuộc khởi nghĩa chịu tiên này, trong số nữ tướng, có những ni giới như Bát Nàn, Thiều Hoa, Vĩnh Huy, Phương Dung, Hương Thảo... Rồi Lý Bí, ngay sau khi đánh thắng quân xâm lược nhà Lương (542 – 544), lên ngôi hiệu là Lý Nam Đế, đặt quốc hiệu là Van Xuân, cho xây dựng chùa Khai Quốc". Tên chùa Khai Quốc đã thể hiện rõ ý thức văn hóa, chính trị sâu sắc, rằng bản chất nhà nước Vạn Xuân là nhà nước Phật giáo và Phật giáo là lực lượng nòng cốt kiến thiết nên nhà nước độc lập này. Đồng thời cũng nổi lên rằng, trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc, đồng đảo Tăng Ni, Phật tử đã tích cực hưởng ứng, theo phò Lý Nam Đế.
Rõ ràng "mối quan hệ giữa Phật giáo với cuộc vận động độc lập nói lên rằng nhà chùa thuở nọ là một trong những cơ sở quan trọng cho tư tưởng dân tộc phát triển"