Công ty phát hành: Thái Hà Tác giả: Hiromi Yamasaki Nhà xuất bản: NXB Công Thương Năm xuất bản: 2020 Số trang: 157
Giới thiệu sách: Đời sống công việc mang đến cho chúng ta không ít muộn phiền. Trải qua quá trình xin việc gian nan, dù vào được công ty mong muốn nhưng công việc không thuận lợi, mối quan hệ với đồng nghiệp không tốt. Khi đi học, bạn có thể chọn bạn để chơi nhưng khi đi làm, mọi chuyện không đơn giản như vậy. Chốn công sở là nơi tập hợp vô số kiểu người, khác thế hệ, khác tính cách, khác cả môi trường giáo dục. Chắn chắn khi làm việc cùng họ, bạn ít nhiều sẽ bị căng thẳng. Khi đó, bạn có định chiến đấu với cảm xúc tiêu cực và giải quyết nỗi căng thẳng không? Nếu bạn vẫn đang gặp những phiền muộn trong các mối quan hệ nơi công sở và cũng chưa tìm ra phương pháp thì hãy tìm đọc Đắc nhân tâm nơi công sở - cuốn sách sẽ giới thiệu cho bạn bí quyết giao tiếp thông minh đã áp dụng với hơn 50 nghìn người, giúp bạn quản lý hiệu quả các mối quan hệ tại nơi làm việc – từ đồng nghiệ, cấp trên đến đối tác, khách hàng… Với những hình ảnh minh họa sinh động và bài tập thực tiễn, cuốn sách sẽ giúp bạn nhanh chóng nắm vững và ứng dụng thuật xử thế nơi công sở.
Thông tin tác giả: Hiromi Yamasaki sinh năm 1971 tại tỉnh Shizuoka, Nhật bản và là một chuyên gia đào tạo kỹ năng giao tiếp. Sau khi sinh con, cô mở một khóa học dành cho các mẹ bỉm sữa thân thiết với mình mang tên “Chương trình hỗ trợ sinh động các bà mẹ” (tên thường gọi Mamaiki). Khóa học này nhanh chóng lan rộng ra khắp nước Nhật. Mùa xuân năm 2016, tác giả được mời đến Hồng Kông và Thái Lan cũng như nhiều lần xuất hiện trên tạp chí và ti vi. Những năm gần đây, nhờ học viện giới thiệu, Hiromi Yamasaki nhận được nhiều lời mời về đào tạo doanh nghiệp hay diễn thuyết, và tầm ảnh hưởng của cô không ngừng mở rộng. Trích đoạn sách: Mỗi người đều sở hữu một phong cách khác nhau Khi đan tay vào nhau, có người để ngón trỏ tay phải ở trên nhưng có người lại để ngón trỏ tay trái ở trên. Hãy thử đan tay theo cách ngược lại. Cảm giác có gì đó không thuận phải không? Bởi đó là “phong cách” của bạn. Mỗi người đều có một phong cách riêng, và chúng ta sẽ sống theo phong cách này. Khi đi giày, bạn xỏ chân phải hay chân trái trước; khi tắm bồn, bạn kỳ cọ phần nào trên cơ thể trước... Chắc chắn mỗi ngày bạn đều làm theo một cách giống nhau. Nhưng bình thường do hành động trong vô thức nên chúng ta không để ý và lưu lại trong ký ức. Mỗi người có một phong cách khác nhau. Ở đầu buổi học, tôi thường bảo các học viên: “Bây giờ, thành viên mỗi đội hãy giới thiệu bản thân. Các bạn quyết định thứ tự giới thiệu nhưng không chơi oẳn tù tì nhé.” Và có ba kiểu người xuất hiện. Đầu tiên là người tích cực nhận lấy trách nhiệm tiên phong: “Mình sẽ làm trước!” Tiếp theo, người giỏi sắp xếp nhóm theo đặc điểm đưa ra ý kiến: “Xếp theo thứ tự bảng chữ cái đi!”, “Bắt đầu từ người ở xa đây nhất thì sao?” Cuối cùng là người thụ động, họ không đóng góp ý kiến và chờ người khác phân chia hộ. Bạn thuộc phong cách nào?