Giới thiệu Sách - Đại Cương Lích Sử Việt Nam Tập 1
Video giới thiệu sản phẩm Sách - Đại Cương Lích Sử Việt Nam Tập 1. Nguồn: Shopee.
Sách - Đại Cương Lích Sử Việt Nam Tập 1 Tác giả: Trương Hữu Quýnh (chủ biên), Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam Đơn vị phát hành: Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam Ngày xuất bản:2021 Số trang :488 Kích thước 16 x 24 cm Loại bìa: Mềm
Nội dung : Những thành tựu đã đạt được, cùng với yêu cầu to lớn của đông đảo những người quan tâm đến lịch sử nước nhà, rõ ràng đòi hỏi phải có một bộ lịch sử mới. Hơn thế nữa, đất nước bước vào một thời kì xây dựng mới, thời kì của công nghiệp hoá và hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi mỗi n người Việt Nam phải có sự hiểu biết đầy đủ hơn, mới mẻ hơn về toàn bộ lịch sử dân tộc theo tinh thần “ôn cố tri tân”, lấy xưa phục vụ nay. Trước yêu cầu chính dáng to lớn đó, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã tổ chức và cho xuất bản bộ sách “Đại cương lịch sử Việt Nam” gồm 3 tập:
Tập 1: Đại cương Lịch sử Việt Nam từ thời nguyên thuỷ đến năm 1858
Tập II: Đại cương Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1945 Tập III: Đại cương Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1995
Mặc dù tác giả của bộ sách này đều là các nhà nghiên cứu lịch sử, những giảng viên đại học lâu năm, có uy tín và có nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn, nhưng do tính chất phức tạp của một bộ thông sử, do yêu cầu phải phục vụ nhiều đối tượng bạn đọc khác nhau, bộ sách chưa thể trình bày được cặn kẽ, thể và đầy đủ các sự kiện, các mặt hoạt động khác nhau của xã hội và con người Việt Nam trong quá khứ cũng như hiện tại và chắc chắn không tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót.
Nhà xuất bản mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của bạn đọc cho bộ sách để các tác giả hoàn chỉnh thêm trong những lần tái bản. Chúng tôi hi vọng rằng, bộ sách này sẽ đáp ứng được một phần nào việc học tập, nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử Việt Nam của đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước.
Nhân đây, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xin chân thành cảm ơn PGS, TS, Sử học Cao Văn Lượng, Trịnh Nhu, Nguyễn Quang Ngọc, Nguyễn Danh Phiệt, Văn Tạo, Chương Thâu đã đọc và đóng góp nhiều ý kiến quý báu.