Giới thiệu Sách - Đại Cương Lịch Sử Việt Nam Tập 2 (DN)
Video giới thiệu sản phẩm Sách - Đại Cương Lịch Sử Việt Nam Tập 2 (DN). Nguồn: Shopee.
Tác giả: Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Đình Lễ Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam Đơn vị phát hành: Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam Ngày xuất bản: 2022 Số trang : 384 Kích thước 16 x 24 cm Loại bìa: Mềm
======================================
Nội dung : ĐẠI CƯỜNG LỊCH SỬ VIỆT NAM (Tập II) trình bày một cách hệ thống lịch sử cuộc đấu tranh yêu nước cách mạng của nhân dân ta vì độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc từ năm 1858 – thực dân Pháp thực hiện chiến tranh xâm lược, đến năm 1945 - Cách mạng tháng Tám thành công đã phá tan hai xiềng xích nô lệ Pháp – Nhật, đồng thời lật nhào chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại ngót ngàn năm. Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 – 9 – 1945 đã khẳng định nước Việt Nam “có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Một kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc đã mở ra, kỉ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ VIỆT NAM (Tập II) cũng cố gắng phản ánh một cách tương đối toàn diện cuộc đấu tranh của nhân dân ta, không chỉ về mặt chính trị quân sự, mà cả về mặt kinh tế, văn hoá, xã hội, đặc biệt là về mặt kinh tế trước đây chưa được chú trọng đúng mức. Để thực hiện được yêu cầu này, các tác giả một mặt kế thừa có chọn lọc kết quả của những người đi trước, mặt khác đã chú ý khai thác một số nguồn tư liệu mới công bố trong và ngoài nước để vận dụng vào việc biên soạn công trình. Nội dung của lịch sử 87 năm này (1858 – 1945) thật sự phong phú. Đó là lịch sử cuộc đấu tranh vừa bền bỉ, kiên cường, bất khuất, vừa thông minh, sáng tạo để chống lại các thế lực phản động nói trên, đồng thời cũng là lịch sử quá trình tìm tòi chân lí cứu nước, từ xu hướng phong kiến, qua xu hướng dân chủ tư sản, để cuối cùng dẫn tới sự gặp gỡ có tính tất yếu của chủ nghĩa yêu nước truyền thống với chủ nghĩa xã hội, được đánh dấu bằng sự kiện trọng đại