Giới thiệu [ Sách ] Đảm Bảo An Ninh Kinh Tế Quốc Gia Ở Việt Nam Trong Bối Cảnh Hội Nhập
Công ty phát hành Nhà Sách Minh Đức Tác giả Nhiều tác giả Nhà xuất bản NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội Năm xuất bản 2018 Kích thước 16 x 24 cm Số trang 200 Loại bìa Bìa mềm
Giới Thiệu Sách: Hội nhập kinh tế quốc tế là việc gắn kết mang tính thể chế giữa các nền kinh tế lại với nhau, là quá trình chủ động thực hiện đồng thời hai việc: một mặt, gắn nền kinh tế và thị trường từng nước với thị trường khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc dân; và mặt khác, gia nhập và góp phần xây dựng các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu. An ninh kinh tế là một bộ phận cấu thành của an ninh quốc gia. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, khi các quốc gia đều nhấn mạnh nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế thì những xung đột, đối kháng lợi ích kinh tế giữa các quốc gia diễn ra thường xuyên hơn, hình thức đa dạng hơn và tính chất ngày càng phức tạp. Việc dỡ bỏ các rào cản cho thương mại, tài chính, đầu tư trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ, tăng cường tính liên kết và phụ thuộc lẫn nhau của nền kinh tế thế giới, điều này cũng làm cho các rủi ro, mất an ninh kinh tế quốc tế dễ tác động, ảnh hưởng đến an ninh kinh tế quốc gia và ngược lại, khủng hoảng kinh tế ở một quốc gia cũng có thể lây lan nhanh chóng khắp toàn cầu. Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam kể từ khi Đổi mới đã đem lại nhiều đổi thay tích cực cho nền kinh tế và vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế, ngoài những tác động tích cực cho nền kinh tế cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực về an ninh kinh tế cho Việt Nam. Điều này đòi hỏi phải có cơ chế phòng ngừa rủi ro, đảm bảo an ninh kinh tế để có thể phát triển bền vững trong bối cảnh kinh tế toàn cầu luôn biến động. Để đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia trong quá trình tiếp tục hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, nhà nước có vai trò hết sức quan trọng. Về lý luận, mặc dù đã có một số nghiên cứu quốc tế và Việt Nam đề cập đến an ninh kinh tế như một bộ phận của vấn đề an ninh phi truyền thống, nhưng những nghiên cứu đi sâu vào phân tích nội hàm và nội dung của đảm bảo an ninh kinh tế trong bối cảnh hội nhập còn thiếu vắng. Về thực tiễn, đối với Việt Nam, nhận thức về các mối đe doạ an ninh kinh tế quốc gia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế còn có bất cập, chưa đầy đủ và chưa theo kịp những diễn biến nhanh chóng của tình hình. Bên cạnh đó, việc tổ chức thực hiện đảm bảo an ninh kinh tế trong thời gian qua ở Việt Nam còn một số hạn chế về các khía cạnh như cơ cấu lại nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm phúc lợi xã hội và an sinh xã hội, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đảm bảo an ninh, trật tự trong quá trình thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển KT – XH. Do đó, việc tìm ra các giải pháp, đặc biệt là các giải pháp về mặt chính sách nhằm đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia trong quá trình hội nhập, góp phần vào sự ổn định và phát triển kinh tế.