Giới thiệu Sách - Để Đời Xanh Mát, Hãy Đắp Vun Chiếc Bát Ngôn Từ - Thái Hà Books
Video giới thiệu sản phẩm Sách - Để Đời Xanh Mát, Hãy Đắp Vun Chiếc Bát Ngôn Từ - Thái Hà Books. Nguồn: Shopee.
Để Đời Xanh Mát, Hãy Đắp Vun Chiếc Bát Ngôn Từ Công ty phát hành: Thái Hà Tác giả: Kim Yun Na Ngày xuất bản: 04-2022 Kích thước: 14 x 20 cm Dịch Giả: Hà Hương Loại bìa: Bìa mềm Số trang: 333 Nhà xuất bản: Lao Động
“Sao họ có thể nói những lời như vậy?” Khi gặp phải một cấp trên thường xuyên quát mắng vô cớ, một người bạn vô tâm hay buông lời thái quá, hoặc một người thân trong gia đình có thói quen chỉ trích cay nghiệt, chúng ta không tránh khỏi có những lúc muốn phản kháng lại. “Nhất định phải nói những lời như vậy mới vừa lòng sao?” Tất nhiên, có thể chính chúng ta cũng từng không ít lần làm tổn thương người khác vì nói ra những lời vô tâm. Có thể vừa tối hôm qua, chúng ta lỡ nói những lời không suy nghĩ và sau đó lại tự vấn bản thân, “Mình nói vậy có quá đáng lắm không nhỉ?” Qua thời gian, chúng ta lớn lên nhưng dường như vẫn còn quá non nớt trong cách “nói năng”. Lời nói dù vô ý nhưng một khi đã được thốt ra có thể gây hậu quả lớn. Cùng là câu nói của cấp trên nhưng nếu câu “Chỉ làm được như vậy thì nghỉ việc đi” khiến nhân viên trằn trọc cả đêm, còn câu “Tôi tin cậu sẽ làm được” lại như tiếp thêm động lực cho họ. Một lời nói tưởng đơn giản nhưng có thể vực dậy hoặc quật ngã tinh thần của người tiếp nhận nó. Hơn nữa, ảnh hưởng của lời nói lại vô cùng sâu đậm và bền lâu. Không khó để bắt gặp một người lớn tuổi rưng rưng nhớ lại lời động viên lúc còn nhỏ, hoặc một người cha có con cái trưởng thành gặm nhấm nỗi đau trong quá khứ và tự hỏi “Tại sao khi đó mấy đứa nó có thể nói với tôi những lời như vậy?”, những lúc ấy chúng ta hẳn cảm nhận được sức sống dai dẳng của lời nói. Tiếc thay, tuy nhận ra lời nói có thể khiến bản thân dằn vặt hoặc oán hận người khác nhưng chúng ta lại mặc cho thói quen nói những lời không hay đó tiếp diễn. “Mình xưa nay vẫn thế mà”, “Đến lúc nào đó họ sẽ hiểu tấm lòng của mình thôi”. Chúng ta nghĩ vậy và không để tâm đến những điều đã qua. Chỉ tới khi thói quen lỡ lời khiến những mối quan hệ chúng ta trân quý bị rạn vỡ, hoặc khi trở thành lãnh đạo, trở thành bố mẹ, phải làm gương cho nhân viên, con cái, chúng ta mới cuống cuồng tìm cách học nói sao cho hay, cho giỏi. Đó có thể là một bước khởi đầu tốt nhưng mọi kỹ năng có được trong trạng thái “chín ép” đều sẽ trở nên vô dụng vào những thời khắc quan trọng. Dẫu biết nên nói những lời khích lệ tinh thần cấp dưới, nhưng chỉ cần nhìn thấy bản báo cáo không vừa ý là cơn giận lại trào lên và những lời khó nghe tự động tuôn ra. Người làm bố, làm mẹ tuy đã học cách nói chuyện tôn trọng con cái nhưng hễ thấy con hờn dỗi, không nghe lời là không thể kiềm chế bực tức và quát mắng con.