Giới thiệu Sách Để thành công trong nghệ thuật ca hát
Tác giả: Nguyễn Bách Khổ sách: 20 x 30 cm Số trang: 168 trang Năm xuất bản: 2022 NXB Văn hóa văn nghệ
Sau hơn 20 năm kể từ lần xuất bản đầu tiên (1999), cuốn Để thành công trong nghệ thuật ca hát do Tiến sĩ Nguyễn Bách biên soạn luôn được các giảng viên, học viên và độc giả yêu ca hát đón nhận nồng nhiệt. Đó là lý do cuốn sách lại đến với bạn trong lần tái bản lần thứ ba này. Một đặc điểm nổi bật là cuốn sách đã mang lại hiệu quả cho nhiều đối tượng khác nhau. Dù với độc giả chỉ đơn thuần là người thích hát hay bắt đầu muốn học nghề ca hát, là ca sĩ độc lập hay thành viên của ban hợp xướng, là người trưởng thành hay thuộc tuổi thiếu niên, thì trong suốt hai thập kỷ qua, Để thành công trong nghệ thuật ca hát vẫn chứng tỏ là bạn đồng hành đáng tin cậy. Bạn có bao giờ thấy ai không biết hát chưa? Thực tế trong cuộc sống không ai là không hát được. Vấn đề là, không phải ai cũng có thể hát hay. Theo chúng tôi, có ba nhóm ca sĩ: Nhóm người hát hay: Có thể do năng khiếu tự nhiên, nhưng chắc chắn kết quả họ có được phần lớn do mài dũa, hoàn thiện nhờ thực hành với các bài học luyện thanh. Nhóm hát dở: Mặc dù thiếu kỹ năng ca hát tự nhiên, người hát dở vẫn có thể hát hay nếu được huấn luyện đúng cách và tập tành đầy đủ. Nhóm thứ ba là đông nhất, gồm những “ca sĩ không được huấn luyện”, nằm giữa hai nhóm trên. Trong số này gồm những người tuy quen ca hát nhưng chưa cải thiện kỹ năng thanh nhạc, không được huấn luyện chính quy, ít khi hát nhưng lại rất thích học để giải trí. Cuốn sách này được soạn thảo, chỉnh sửa, bổ sung cho ba nhóm trên. Mỗi người có lý do riêng để học hát. Có thể chỉ để hát karaoke cho vui với bạn bè, gia đình. Có thể để tham gia ban hợp xướng hoặc bước đầu chuẩn bị vào nghề ca hát. NỘI DUNG SÁCH: PHẦN I: LUYỆN THANH Chương 1: Kiếm soát giọng và hơi thở khi hát Vị trí của giọng người trong cơ thể Cách hít thở Chương 2: Tư thế và cách lấy hơi khi hát Tư thế trong ca hát Cách lấy hơi khi hát Thực tập lấy hơi Chương 3: Cách phát âm Bộ máy phát âm Cách phát âm Một số bài luyện tập Chương 4: Xử lý ngôn ngữ ca hát Hát “tròn vành rõ chữ” Một số đặc điểm phát âm khi hát tiếng Việt Chương 5: Hát có cộng minh Xoang cộng minh Các cơ phận khác liên quan đến cộng minh Các loại giọng sinh ra do sự cộng hưởng khác nhau Chương 6: Những yếu tố quan trọng khác Khi luyện thanh Bắt giọng cho đúng Tập luyện thanh và hát với bản nhạc Những điều nên làm để giữ gìn giọng hát Chương 7: Các bài tập bổ sung Những câu luyện thanh căn bản Các bài tập luyện thanh đề nghị PHẦN II: XƯỚNG ÂM Chương 8: Phương pháp xướng âm trong thang âm Do trưởng Các phương pháp xướng âm cao độ Phương pháp xướng âm trường độ Xướng âm nhịp 2/4 Xướng âm nhịp 3/4 Xướng âm nhịp 4/4 Chương 9: Xướng âm trong thang âm La thứ Thang âm La thứ tự nhiên Thang âm La thứ hòa âm Thang âm La thứ giai điệu Chương10: Thang âm có một dấu thăng ở hóa bộ Thang âm Sol trưởng Cách xướng âm theo phương pháp nốt ổn định Các bài tập xướng âm Một số ca khúc áp dụng Thang âm Mi thứ Thang âm Mi thứ tự nhiên Thang âm Mi thứ hòa âm Thang âm Mi thứ giai điệu Bài tập xướng âm trong các thang âm Mi thứ Chương 11: Thang âm có một dấu giáng ở hóa bộ Thang âm Fa trưởng Cách xướng âm theo phương pháp nốt ổn định Các bài tập xướng âm Thang âm Re thứ Thang âm Re thứ tự nhiên Đọc các thang âm Re thứ theo cách “chạy gam” Bài tập xướng âm trong các thang âm Re thứ Chương 12: Đọc thang âm có bộ khóa mang dấu hóa bất kỳ Chuyển dịch bằng cách thay đổi theo các quãng 2 Chuyển dịch bằng cách thay đổi khóa nhạc Một số bài tập xướng âm mẫu