Nhà Sách Online > Sách Tiếng Việt > Sách Kinh Tế - Kinh Doanh > Sách - Dịch Chuyển Lao Động Nông Nghiệp Của Thái Lan, Malaixia Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Giới thiệu Sách - Dịch Chuyển Lao Động Nông Nghiệp Của Thái Lan, Malaixia Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Sách - Dịch Chuyển Lao Động Nông Nghiệp Của Thái Lan, Malaixia Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam Tác giả Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á: TS. Lê Phương Hòa (Chủ biên) Nhà xuất bản NXB Khoa Học Xã Hội Đơn vị phát hành NXB Khoa Học Xã Hội Ngày xuất bản 09-2021 Số trang 256 Kích thước 14.5 x 20.5 cm Loại bìa Bìa mềm Nội dung "Với sự thay đổi nhanh chóng của bối cảnh kinh tế, công nghệ, biến đổi khí hậu, dịch bệnh hiện nay đòi hỏi các quốc gia phải có những điều chỉnh chiến lược phát triển phù hợp, theo hướng hiện đại. Xét về cơ cấu ngành, nông nghiệp là một trong 3 ngành kinh tế ưu tiên cơ cấu lại theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Cùng với sự phát triển của công nghệ và kinh tế tri thức trong thời đại công nghiệp 4.0 khiến lao động nông nghiệp có xu hướng dịch chuyển mạnh. Việt Nam đang trong quá trình tái cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, cùng với đó là sự dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp, chuyển dịch lao động nội ngành nông nghiệp và theo đó là nông thôn ra đô thị. Quá trình dịch chuyển một mặt giúp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, góp phần tăng năng suất lao động bình quân của cả nước, mặt khác cũng tạo ra nhiều áp lực lao động việc làm và các vấn đề xã hội đi kèm như sự thiếu hụt lao động cho chính ngành nông nghiệp, vấn đề di cư, quản lý đô thị... Để phát huy những mặt mạnh, khai thác các lợi thế của quá trình dịch chuyển lao động cũng như giải quyết các vấn để nảy sinh do dịch chuyển lao động mang lại, Việt Nam đã có nhiều chính sách, chương trình đi kèm, tuy nhiên việc không ngừng cải thiện để phù hợp với sự vận hành liên tục của nền kinh tế đòi hỏi sự nghiên cứu cụ thể mang tính học hỏi và kế thừa từ bài học của các nước khác. Thái Lan là một quốc gia có nền nông nghiệp phát triển và thực tế là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường nông sản, năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng một nửa Thái Lan trong đó nông nghiệp vẫn là một yếu tố chính hạn chế trong tăng năng suất lao động. Mặc dù nông nghiệp chiếm tới 18% trong tổng số GDP nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân của Thái Lan từ năm 2011 lại chỉ đạt 2,4% và năng suất lao động thấp chính là vấn đề then chốt. Bài học từ Thái Lan trong việc dịch chuyển lao động nông nghiệp nhưng vẫn giữ nhịp tăng trưởng và phát triển nông nghiệp nên được nghiên cứu và tham khảo cho Việt Nam. Malaixia là quốc gia mà nông nghiệp chiếm 11% GDP và 16% lao động đang trong quá trình hiện đại hóa nông nghiệp mạnh mẽ nhưng đứng trước thách thức của vấn đề thiếu lao động nông nghiệp, một phần của vấn đề được giải quyết bằng nhập khẩu lao động từ các nước trong khu vực trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó, dịch chuyển lao động nông nghiệp của Malaixia gắn liền với dòng di cư đặt ra những vấn đề về quản lý di dân và đô thị. Thị trường lao động nông nghiệp Malaixia cũng như những bài học từ sự dịch chuyển lao động nông nghiệp nước này có thể là gợi ý tốt cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, khi mà Việt Nam đang trong thời kỳ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đặc biệt là cơ cấu lao động nhanh chóng. Nghiên cứu này hướng đến mục tiêu nhận diện các nhân tố tác động và thực trạng dịch chuyển lao động nông nghiệp Thái Lan, Malaixia qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm và hàm ý cho dịch chuyển lao động nông nghiệp của Việt Nam. Trong nghiên cứu này đối tượng lựa chọn nghiên cứu là dịch chuyển lao động giữa nông nghiệp - phi nông nghiệp, nội bộ ngành nông nghiệp, nông thôn - đô thị. Nghiên cứu sẽ tập trung vào khoảng thời gian đầu thế kỷ XXI đến nay khi nền kinh tế thế giới và các nước ASEAN dần thoát khỏi cuộc khủng hoảng 1997 - 1998 và có những sự chuyển mình trong cơ cấu kinh tế dưới những tác động tổng thể của khoa học, kỹ thuật và hội nhập. Tuy nhiên trong nghiên cứu sẽ sử dụng một số số liệu phân tích giai đoạn trước đó để thấy được sự thay đổi của vấn đề nghiên cứu, đặc biệt là với trường hợp của Malaixia sẽ mở rộng phạm vi nghiên cứu về cơ sở chính sách từ thập niên cuối của thế kỷ XX.