Sách - Đoản Thi Đông Á (Trung Hoa - Korea - Việt Nam - Nhật Bản)

Thương hiệu: Nhiều tác giả | Xem thêm các sản phẩm Sách & Tạp Chí của Nhiều tác giả
Nhà Sách Online > Sách Tiếng Việt > Sách Lịch Sử - Văn Hoá > Sách - Đoản Thi Đông Á (Trung Hoa - Korea - Việt Nam - Nhật Bản)
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Sách - Đoản Thi Đông Á (Trung Hoa - Korea - Việt Nam - Nhật Bản)

Sách - Đoản Thi Đông Á (Trung Hoa - Korea - Việt Nam - Nhật Bản)
Tác giả Phan Thị Thu Hiền (Chủ biên) - Nguyễn Thị Bích Hải - Nguyễn Thị Thanh Xuân - Lê Thị Thanh Tâm - Vũ Thị Thanh Tâm
Nhà xuất bản NXB Văn Hóa - Văn nghệ
Đơn vị phát hành NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày xuất bản 06-2020
Số trang 372
Kích thước 13.5 x 13.5 cm
Loại bìa Bìa mềm
Nội dung
"Nếu so với sonnet, thể thơ ngắn nổi tiếng, quen thuộc nhất của văn học châu Âu (bài thơ trong hình thức cổ điển có 10 dòng với 140 âm tiết) thì các thể thơ ngắn nhất đồng thời nổi tiếng bậc nhất của văn học Đông Á nhỏ nhắn hơn nhiều.

Bên cạnh tuyệt cú (bài thơ 20 hoặc 28 âm tiết) vốn xuất phát từ Trung Hoa nhưng dần trở thành gần như một gia tài chung trong văn học chữ Hán của khu vực, được thi nhân cả ở Korea, Nhật Bản, Việt Nam thưởng thức và sáng tác thì mỗi nền văn học dân tộc lại có hình thức đoản thi độc đáo, trong ngôn ngữ, văn tự riêng của mình. Có thể kể sijocủa Korea (hình thức quy chuẩn chừng 45 âm tiết), lục bát của Việt Nam (bài thơ 2 câu chỉ gồm 14 âm tiết), haikucủa Nhật Bản (17 âm tiết).Tuyệt cú tương đương với thể rubai (bài thơ cũng 4 dòng) của Ba Tư (Tây Á). Lục bát hai câu thì gần gũi với hình thức bài thơ một sloka (2 dòng, tổng cộng 32 âm tiết) trong văn học Ấn Độ (Nam Á).

Tuy nhiên, có lẽ khắp thế giới không tìm được một khu vực nào khác phong nhiêu các đoản thi, say mê nồng nhiệt và sở trường đặc biệt về các thể thơ này như ở Đông Á.

Các nền văn học Đông Á đều khởi đầu bằng thơ ca. Song, những thể thơ ngắn tiêu biểu không tự nhiên có được ngay thuở ban sơ, mà thường xuất hiện khá muộn về sau.

Tuyệt cú hình thành khoảng thế kỷ VI; sijo, lục bát định hình như một thể thơ vào khoảng thế kỷ XIV; haiku được khai sinh như một hình thức độc lập vào giữa thế kỷ XVII.

Tất cả đều cho thấy con đường đến đoản thi là hành trình trưởng thành, thuần thục của mỗi nền văn học.

Tuy phần lớn các thể thơ ngắn Đông Á đều có nguồn gốc trực tiếp hoặc sâu xa từ bài ca (dân gian), nhưng quan hệ giữa “thi” và “ca” được tiếp nối ở sijo, lục bát lâu dài, chặt chẽ hơn so với tuyệt cú, haiku.

Có thể hình dung tuyệt cú của Trung Hoa như một thế giới tương hỗ chặt chẽ Âm-Dương, hài hòa, đối xứng; haiku của Nhật Bản xây dựng thế cân bằng lệch, cực Dương; trong khi lục bát của Việt Nam cực Âm, nhịp nhàng, uyển chuyển; sijo của Korea mềm mại, linh hoạt.

Như vậy, những bài thơ bốn dòng, ba dòng, hai dòng, hay một dòng của tuyệt cú, sijo, lục bát, haiku, nhìn trên bề mặt, có kết cấu hết sức đa dạng. Tuy nhiên, cấu trúc sâu tạo nghĩa của các thể thơ này lại đồng quy một cách lạ lùng. Cách này hay cách khác, các đoản thi thành công luôn có một bản lề khép lại tâm cảnh/ ý cảnh của phần đầu bài thơ và đột ngột xoay chuyển mở ra trong câu thơ cuối cùng/ ngữ đoạn cuối cùng một tâm cảnh/ ý cảnh khác, mới mẻ tinh khôi, dù cả hai vẫn không ngừng là một thế giới… Toàn bộ phần đầu bài thơ tích tụ, chất dồn năng lượng cho sự thăng hoa, bùng nổ ở câu thơ cuối cùng/ ngữ đoạn cuối cùng.

So sánh với thơ ngắn của các nền văn học khác như vậy, có thể nhận thấy đặc trưng của các đoản thi Đông Á trong sự nhuần nhị, tự nhiên dung nhập cảnh và tình, hòa quyện trữ tình và triết lý, hàm súc mà dư ba.

Tuyệt cú, sijo, lục bát, haiku cùng hàm súc, giàu sức gợi, nhưng thi pháp của mỗi thể thơ lại mang sắc thái khác nhau.

Tóm lại, tuyệt cú của Trung Hoa, haiku của Nhật Bản, sijo của Korea và lục bát của Việt Nam chia sẻ khá nhiều đặc điểm tương đồng có tính loại hình và có tính khu vực. Cả bốn thể thơ đều hàm súc, giàu sức khơi gợi. Cả bốn thể thơ, với những cách thức và mức độ khác nhau đều chịu ảnh hưởng của truyền thống văn hóa Á Đông (Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo...).

Bên cạnh những đặc điểm chung, tuyệt cú, haiku, sijo, lục bát, mỗi thể lại có những đặc trưng biểu hiện bản sắc dân tộc độc đáo. Sijo và lục bát có nhiều điểm gần gũi nhau hơn so với tuyệt cú và haiku. Trong khi tuyệt cú và haikucổ điển, hàn lâm, luật thi nghiêm ngặt thì sijovà lục bát tự nhiên, năng động hơn. Tuyệt cú và haikuchủ yếu là tiếng thơ vô ngã, lôi cuốn bằng sự sắc sảo, chiều sâu tôn giáo - triết học, đậm đà phong vị Thiền tông. Sijo và lục bát lại cất lên lời ca mang giọng điệu trữ tình, nồng nàn sắc thái cá nhân, chinh phục nhờ những vẻ đẹp biến ảo của tâm hồn."

Hình ảnh sản phẩm

Sách - Đoản Thi Đông Á (Trung Hoa - Korea - Việt Nam - Nhật Bản)
Sách - Đoản Thi Đông Á (Trung Hoa - Korea - Việt Nam - Nhật Bản)
Sách - Đoản Thi Đông Á (Trung Hoa - Korea - Việt Nam - Nhật Bản)
Sách - Đoản Thi Đông Á (Trung Hoa - Korea - Việt Nam - Nhật Bản)
Sách - Đoản Thi Đông Á (Trung Hoa - Korea - Việt Nam - Nhật Bản)
Sách - Đoản Thi Đông Á (Trung Hoa - Korea - Việt Nam - Nhật Bản)
Sách - Đoản Thi Đông Á (Trung Hoa - Korea - Việt Nam - Nhật Bản)
Sách - Đoản Thi Đông Á (Trung Hoa - Korea - Việt Nam - Nhật Bản)
Sách - Đoản Thi Đông Á (Trung Hoa - Korea - Việt Nam - Nhật Bản)
Sách - Đoản Thi Đông Á (Trung Hoa - Korea - Việt Nam - Nhật Bản)
Sách - Đoản Thi Đông Á (Trung Hoa - Korea - Việt Nam - Nhật Bản)
Sách - Đoản Thi Đông Á (Trung Hoa - Korea - Việt Nam - Nhật Bản)
Sách - Đoản Thi Đông Á (Trung Hoa - Korea - Việt Nam - Nhật Bản)
Sách - Đoản Thi Đông Á (Trung Hoa - Korea - Việt Nam - Nhật Bản)

Giá FOREX
Liên kết: Set 5 miếng Mặt nạ dầu Ôliu Real Nature Olive The Face Shop