Giới thiệu Sách - Đổi mới giáo dục cùng Tony Wagner (Bộ 2 Cuốn)
Công ty phát hành: Quảng Văn Tác giả: Tony Wagner Số trang: 480 Khổ sách:14.5x20.5cm Khối lượng: 1000g NXB Đại học quốc gia Hà Nội Giá bìa: 399.000 Thời gian phát hành: 11/2020
Bộ sách “Đổi mới giáo dục cùng Tony Wagner” tập hợp những nghiên cứu về quá trình cũng như cách thức các trường học ở Mĩ thay đổi, trở nên hoàn thiện hơn và nhân văn hơn do Giáo sư Tony Wagner từ Đại học Harvard tiến hành, bao gồm 2 cuốn sách: Làm thế nào để thay đổi trường học? và Bài học giáo dục từ nước Mĩ.
1. Làm thế nào để thay đổi trường học? Trong cuốn sách này, Giáo sư Tony Wagner đã tìm kiếm câu trả lời cho bài toán cải cách các trường học ở Mĩ vào ba thập kỷ trước thông qua: (1) Cải thiện điều kiện dạy và học; (2) Phát triển năng lực giáo viên; (3) Kiên định trọng tâm trong đổi mới và lãnh đạo. Bên cạnh đó, nhà trường không nên xa rời “nguyên tắc 3C” kinh điển làm nên một ngôi trường chất lượng: Các năng lực học thuật (competencies), giá trị cốt lõi (core values), khả năng hợp tác (collaboration). Nếu là một người quan tâm đến giáo dục, đặc biệt là giáo dục Việt Nam, hẳn bạn sẽ nhận ra rằng, câu chuyện nhà trường của nước Mĩ ba thập niên trước cũng là câu chuyện mà ngày hôm nay Việt Nam phải đối diện trên con đường thay đổi hiện trạng nền giáo dục. Hy vọng rằng những bài học từ quá khứ sẽ là định hướng để chúng ta tư duy về vấn đề ở thực tại.
2. Bài học giáo dục từ nước Mỹ Đây là câu chuyện đầy lôi cuốn và ý nghĩa về cách thức nền giáo dục của nước Mĩ vượt qua thách thức đến từ những biến đổi nhanh chóng của thế giới và nội tại quốc gia. Chương trình học nặng nề, quá nhiều bài thi chuẩn hóa, mối quan hệ giáo viên-học sinh rạn nứt, hành xử thiếu tôn trọng, áp lực đối với giáo viên, sự lệ thuộc vào công nghệ, thiếu vắng dân chủ trường học và trách nhiệm giải trình… đã đẩy hệ thống giáo dục phổ thông rơi vào cuộc khủng hoảng toàn diện. Đòi hỏi “tái tạo” hệ thống đó được đặt ra cấp thiết. Thông qua khảo sát, nghiên cứu tại một số trường trung học tiêu biểu, cả công lập lẫn tư thục, Tony Wagner đã nêu lên cuộc vật lộn giữa những giáo điều lỗi thời, định kiến và sự phân biệt với tinh thần tự do, khao khát sự thay đổi, kiến tạo nền văn hóa sản sinh tri thức; đồng thời chỉ ra một lộ trình sơ khởi cho nỗ lực tạo dựng một Trường làng Hiện đại, nơi cam kết lâu dài với nền giáo dục nhân văn, khai phóng…