Giới thiệu Sách - Đông A Classics: Túp Lều Bác Tom
Tác giả: Harriet Beecher Stowe NXB:Văn học Dịch giả: Đỗ Đức Hiểu Năm xuất bản: 2015 Số trang: 456 Kích thước:13,5 x 20,5 cm Nội dung sách:
Bác Tom là một nô lệ da đen trung thực, ngay thẳng và trọng danh dự nhưng cuộc đời lại chịu nhiều đau đớn và tủi nhục. Phải lìa bỏ vợ con, bị đánh đạp tàn nhẫn và bị bán từ nơi này qua nơi khác, bác đã trải qua những tháng ngày thống khổ trong các đồn điền trồng bông khủng khiếp ở miền Nam nước Mỹ. Đây cũng là địa ngục của bao cuộc đời lầm than khác như Eliza, một người mẹ đã hy sinh tất cả để cứu đứa con yêu thương của mình hay George, một thanh niên thông minh, cương nghị và yêu tự do tha thiết. Họ đều là những con người đáng quý nhưng lại bị xiềng xích, đánh đập, săn đuổi và giết chết như một bầy thú.
Ra đời năm 1852, Túp lều bác Tom của nhà văn Mỹ, Harriet Beecher Stowe, đã khởi xướng nên một làn sóng phản đối chế độ nô lệ tại Mỹ. Trong năm đầu tiên, mặc dù bị cấm ở các bang miền Nam, nhưng chỉ riêng ở Mỹ, 300.000 bản sách đã được bán hết. Đồng thời, tác phẩm này còn là tiếu thuyết bán chạy nhất thế kỷ XIX. Khi gặp tác giả Stowe vào đầu cuộc Nội chiến, tổng thống Mỹ lúc bấy giờ, Abraham Lincoln, đã thốt lên một câu mà về sau trở nên nổi tiếng: “Hóa ra bà là người phụ nữ bé nhỏ đã làm bùng lên cuộc chiến lớn”.
Tác phẩm nằm trong tủ sách Đông A Classics.
Thông tin tác giả: Harriet Beecher Stowe (1811-1896)
Harriet Beecher Stowe sinh năm 1811 tại Litchfield, Connecticut, Hoa Kỳ, là con gái của một nhà thuyết giáo theo chủ nghĩa bãi nô. Suốt đời bà đấu tranh cho công bằng xã hội và tự do của những người nô lệ da đen. Bà sáng tác khá nhiều thể loại: thơ, sách du lịch, sách tiểu sử, sách thiếu nhi, tiểu thuyết, trong đó có: Túp lều bác Tom (tiểu thuyết, 1852); Chìa khóa túp lều bác Tom (1853);Những chiếc lá cọ (1873)...
Túp lều bác Tom là tiểu thuyết nổi tiếng nhất của Harriet Beecher Stowe, đã nhiều lần được chuyển thể thành phim, kịch và có ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới. Sau khi bà qua đời năm 1896, ngôi nhà thời thơ ấu của bà được mở cửa cho công chúng như một địa điểm văn hóa và lịch sử.