Nhà Cung Cấp Tri thức trẻ books Tác giả Nhiều tác giả NXB NXB Hồng Đức Năm XB 2019 Trọng lượng (gr) 200 Kích Thước Bao Bì 16 x 24 Số trang 195 Hình thức Bìa Mềm
Giới thiệu sách: Du học là một ước mơ đẹp của nhiều bạn trẻ.
Nếu như trong câu chuyện “Tây du ký" của Ngô Thừa Ân xưa kia thầy trò Đường Tăng đi tới Tây phương để tìm "chân kinh", thì ngày nay những bạn trẻ đi du học khắp năm châu bốn bể để tìm kiếm tri thức, cơ hội nghề nghiệp, triển vọng phát triển bản thân. Tuy nhiên, con đường du học ấy thật ra không hề trải hoa hồng. Người trẻ Việt ra thế giới bây giờ không gặp "yêu quái", nhưng cũng phải vượt qua muôn vàn "kiếp nạn": từ khoảng cách trong văn hoá và lối sống, tới sự kỳ thị về chủng tộc, hay những bỡ ngỡ khi đang là con cưng của cha mẹ ở nhà, bỗng một ngày phải trở thành "Lọ Lem" đi làm thêm, rửa bát, phụ bế kiếm thêm thu nhập.
Họ cũng phải đối mặt với những câu hỏi về sự phù hợp của ngành nghề mình đã lựa chọn, về ý nghĩa cuộc sống, về khủng hoảng hiện sinh và sự mâu thuẫn nội tâm giống như bất kỳ bạn trẻ nào ở trong nước. Họ không có phép thần thông nào cả, trái lại, nhiều khi vô cùng cô đơn và lạc lõng nơi xứ lạ. Có những người trong số họ không bao giờ hoàn thành được giấc mơ đẹp của bản thân. Có những người khác thì đã vươn lên mạnh mẽ từ những khó khăn để trưởng thành.
"Du học ký: Vạn dặm có chi?" sẽ đem lại một góc nhìn đa chiều và bản chất hơn về câu chuyện du học tới những bạn trẻ đang có ước mơ xuất ngoại, và tới chính các bậc phụ huynh quan tâm tới chuyện cho con đi học nước ngoài. "Du học ký" tập hợp các câu chuyện của những người trẻ Việt đang hoặc đã du học, làm việc, định cư trên thế giới: có người đã đạt được những thành tựu nhất định, có cả những người đi để "ở lại", đi để "trở về", có người đã đi để tìm thấy bản ngã của chính mình, có người tự nhận mình "thất bại" trên con đường du học nhưng vẫn vươn lên trở thành một "công dân toàn cầu" đúng nghĩa. Bên cạnh những bài học quý báu từ những người trẻ, cuốn sách này cũng đưa ra những góc nhìn mà Ban Biên tập chúng tôi cho là đắt giá: từ chính phụ huynh trong cuộc, và từ cả thế hệ "du học sinh" những năm 70 của thế kỷ trước.