Tên Nhà Cung Cấp Đông A Tác giả Erich Maria Remarque Người Dịch Vũ Hương Giang NXB NXB Văn Học Năm XB 2017 Trọng lượng (gr) 500 Kích Thước Bao Bì 14.5 x 20.5 Số trang 328 Hình thức Bìa Mềm
Đường Về “Tôi muốn mở cửa, đi vào trong phòng, tôi muốn nằm cuộn mình trên chiếc ghế bành, muốn ủ đôi bàn tay trong hơi ấm của gian phòng để hơi ấm ấy lan tỏa khắp người, tôi muốn nói chuyện, muốn mọi bạo tàn, khốc liệt và quá khứ sẽ tan chảy dưới đôi mắt yên lặng của người phụ nữ kia, và muốn bỏ chúng lại phía sau, muốn cởi bỏ chúng như cởi bỏ một bộ quần áo bẩn.” *** Trở về - là khải hoàn sau những năm chiến chinh, là đoàn tụ sau thời gian xa cách, là khoảnh khắc ấm áp của những con người đã tìm lại được nhau… Nhưng cuộc trở về của những người lính Đức sau Thế chiến I lại là hành trình khắc nghiệt của những cánh chim lạc bầy vật lộn giữa bão giông tìm đường quay lại cố hương, là gánh nặng của lửa đạn chiến tranh chết chóc, là hố thẳm ngăn cách giữa hai phần của cuộc đời. Và cả khi vượt qua tất cả để sang tới bến bờ bên kia, họ cũng chưa chắc sẽ tìm được những gì dấu yêu mình từng để lại sau lưng vào cái năm ly biệt. Đây là lần đầu tiên Đường về, tác phẩm được xem như phần hậu của Phía Tây không có gì lạ bởi sự tái xuất của một số nhân vật, ra mắt tại Việt Nam. Qua bản dịch đầy hồn lính mà vẫn đậm chất thơ của dịch giả Vũ Hương Giang, độc giả sẽ lại được gặp một Remarque rất khác, vừa khắc nghiệt lại mơ màng, trong tuyệt vọng lại hồi sinh hy vọng. Thông tin tác giả: Remarque (1898 – 1970) là nhà văn lừng danh người Đức. Ông nổi tiếng với Phía Tây không có gì lạ, một trong những tác phẩm hay nhất về Thế chiến I.Các tác phẩm tiêu biểu khác của ông như Ba người bạn, Khải hoàn môn, Đêm Lisbon…cũng góp phần không nhỏ trong việc khẳng định tài năng và danh tiếng của ông khắp năm châu. Năm 1931, ông được đề cử cả giải Nobel Văn chương và Hòa bình. Cuốn Đường về (Der Weg zurück – 1931) của Remarque tập trung vào đề tài người lính chịu chấn thương hậu chiến. Cây bút Christopher Morley từng nhận xét về tác phẩm này: “đã phô bày những mất mát trong nội tâm người lính với một nội lực phi thường ẩn dưới nỗi sầu bi cô tịch… chân thật, tinh tế, khơi gợi… một cuốn sách tuyệt diệu”.