Giới thiệu Sách - Giáo Trình Cơ Sở Dữ Liệu Quan Hệ Lí Thuyết và Áp Dụng
Sách - Giáo Trình Cơ Sở Dữ Liệu Quan Hệ Lí Thuyết và Áp Dụng Tác giả: Nhiều tác giả Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam Đơn vị phát hành: Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam Ngày xuất bản:2022 Số trang :328 Kích thước 17 x 24 cm Loại bìa: Mềm
Nội dung : Ngày nay, cơ sở dữ liệu (CSDL) đã có nhiều ứng dụng trong mọi hoạt động của xã hội, theo thống kê có đến trên 80 phần trăm các ứng dụng máy tính trên thế giới được liên kết với CSDL. Để thiết kế và khai thác cơ sở dữ liệu hiệu quả chúng ta phải nắm được các kỹ thuật cơ bản của cơ sở dữ liệu. Giáo trình được xây dựng nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy và học tập học phần Cơ sở dữ liệu. Cuối mỗi chương, chúng tôi đưa vào các bài tập vận dụng nhằm giúp người học hiểu sâu sắc hơn nội dung phần lý thuyết đồng thời CSDL của người học. mong muốn nâng cao thiết kế và khai thác ng cao kỹ năng thiết davido dhorn suo nom novula na Giáo trình này trình bày các kỹ thuật cơ sở của cơ sở dữ liệu truyền thống, đó là mô hình thực thể - kết hợp, mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ. Giáo trình cũng trình bày cách thiết kế một cơ sở dữ liệu quan hệ, cách sử dụng các phép toán đại số quan hệ để tạo, cập nhật và truy vấn cơ sở dữ liệu và khái niệm phụ thuộc hàm ứng dụng trong lí thuyết thiết kế và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu quan hệ; cách sử dụng ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc (SQL) để tạo CSDL, tạo các đối tượng CSDL, thao tác với CSDL và truy vấn dữ liệu. Ngoài ra, Giáo trình giới thiệu hai đối tượng được sử dụng phổ biến trong lập trình CSDL đó là khung nhìn và thủ tục, từ đó giúp người học làm quen với việc khai thác CSDL trong các ứng dụng thực tế. Giáo trình bao gồm các chương sau: Chương 1. Tổng quan về cơ sở dữ liệu. Chương 2. Thiết kế lược đồ cơ sở dữ liệu quan hệ. Chương 3. Chuẩn hóa lược đồ cơ sở dữ liệu quan hệ. Chương 4. Khai thác cơ sở dữ liệu quan hệ. EN Chương 5. Làm việc với khung nhìn và thủ tục lưu trữ. Để hoàn thiện giáo trình này, nhóm tác giả đã thống nhất phân công nội dung thực hiện cho các thành viên, cụ thể như sau: TS. Phạm Minh Chuẩn (Chủ biên), biên soạn nội dung chương 1, 3; ThS. Trịnh Thị Nhị, biên soạn nội dung chương 2, 4, TS. Nguyễn Văn Quyết, biên soạn nội dung chương 5.