Giới thiệu Sách - Giáo Trình Công Nghệ Xử Lý Chất Thải Rắn Nguy Hại
Video giới thiệu sản phẩm Sách - Giáo Trình Công Nghệ Xử Lý Chất Thải Rắn Nguy Hại. Nguồn: Shopee.
Sách - Giáo Trình Công Nghệ Xử Lý Chất Thải Rắn Nguy Hại Tác giả: PGS. TS. Trịnh Thị Thanh Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam Đơn vị phát hành: Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam Ngày xuất bản:2011 Số trang :160 Kích thước 16 x 24 cm Loại bìa: Mềm
Nội dung : Theo công trình khảo sát chất thải toàn cầu của Tổ chức Hàng hải Quốc tế, cứ tạo ra tổng sản phẩm : nội (GDP) 1 tỷ USD . làm phát sinh khoảng 4.500 tấn chất thải là chất thải nguy hại. trong đó 2 i công nghiệp, trong 20%
Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, về cơ bản, Việt Nam sẽ trở thành một nước công nghiệp hoá và tất yếu là sự đô thị hoá ở các thành phố lớn. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đang phải đối mặt với một thực tế nan giải, đó là vấn đề ô nhiễm môi trường, vấn đề độc học môi trường do sử dụng hoá chất gây ra. Đây là một trong những vấn đề thời sự bức xúc của xã hội, của các nhà quản lý, người sản xuất và tiêu dùng ở Việt Nam. truong
Theo số liệu điều tra của Tổng cục Bảo vệ Môi trường, riêng tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh hàng năm chủ yếu tại 3 khu vực kinh tế trọng điểm chính là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh ở miền Bắc; thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu ở miền Nam và Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi ở miền Trung. Bên cạnh các chất thải công nghiệp còn có các loại chất thải nguy hại từ các nguồn phát sinh khác như chất thải chứa thuốc bảo vệ thực vật, chất thải nguy hại y tế,...
Theo dự báo tới năm 2020, lượng chất thải rắn đô thị và khu công nghiệp ở Việt Nam sẽ tăng ở mức tối thiểu là 1,3kg/người/ngày. Với quy mô đô thị hoá của Việt Nam, gia tăng dân số và công nghiệp hoá như trên, lượng chất thải nói chung và chất thải nguy hại nói riêng sẽ tăng lên nhanh chóng. Chất thải nguy hại đã và đang là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và tác động xấu tới sức khoẻ con người. Vì vậy, một trong những vấn đề cấp bách của công tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay là quản lý/xử lý chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại.