Giới thiệu Sách - Giáo trình Hán ngữ Boya trung cấp II tập 2 Phiên Bản Mới Dùng App
THÔNG TIN CHI TIẾT Công ty phát hành MCBOOKS Tác giả Lý Hiểu Kỳ (chủ biên) Ngày xuất bản 06-2019 Kích thước 19 x 27 cm Loại bìa Bìa mềm Số trang 222 Xuất xứ Việt Nam Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Hồng Đức GIỚI THIỆU SÁCH Giáo Trình Hán Ngữ Boya Trung Cấp 2 (Tập 2) là cuốn thứ hai trong hệ thống giáo trình trung cấp, dùng thích hợp cho đối tượng đã bước vào giai đoạn trung cấp và bứt phá hướng lên giai đoạn cao cấp. Thông qua việc biên soạn tác giả hy vọng cuốn giáo trình đạt được một số mục đích sau:
Lựa chọn đề tài và tài liệu ngôn ngữ có lời văn tao nhã nhằm phản ánh sâu sắc hiện thực và truyền thống văn hóa Trung Quốc, cung cấp cho người học nguồn tài liệu chuẩn mực để người học tìm hiểu, suy ngẫm, mô phỏng, đánh giá.
Để tăng vốn từ vựng cho người học, giáo trình đã tham khảo nhiều bộ sách đại cương tiêu chuẩn theo từng cấp học, bố trí khối lượng lớn các bài Tập về từ vựng.
Ngoài ra, nội dung các bài đọc thêm cũng được lựa chọn sao cho liên quan nhất định đến chủ đề của bài khóa nhằm ôn luyện lại những từ mới đã học. Người học sau khi học xong cuốn giáo trình này sẽ có vốn từ vựng phong phú đa dạng.
Khi bước vào giai đoạn trung cấp, người học đã nắm chắc hệ thống ngữ pháp cơ bản của tiếng Hán nên trọng tâm giảng dạy của cuốn giáo trình này là ưu tiên chú trọng vào hư từ và các mẫu câu. Ngoài ra đặc biệt chú trọng rèn luyện phương pháp, kĩ năng biểu đạt trong văn viết.
Tăng cường khối lượng bài Tập ôn luyện từ mới, hướng dẫn người học sắp xếp từ ngữ thành câu sau đó sắp xếp câu thành đoạn văn, bài văn.
Việc đọc kĩ các nội dung trong cuốn giáo trình còn giúp người học được tiếp xúc và tìm hiểu nền văn hóa Trung Hoa, từ đó hiểu được phương thức tư duy và phương thức biểu đạt ngôn ngữ độc đáo của người Trung Quốc.
KHÁC BIỆT CỦA GIÁO TRÌNH
Cuốn giáo trình này cũng giống như cuốn giáo trình Hán ngữ BOYA Trung cấp Tập I, đó là sử dụng lí luận theo chủ đề đồng thời cũng chú trọng tới Từ ngữ Trọng Điểm (bao gồm từ vựng và ngữ pháp), đặc biệt là có sự kết hợp hữu cơ giữa chức năng của từ ngữ và yếu tố văn hóa. Nhìn chung, cuốn giáo trình này có những đặc điểm cụ thể sau:
1. Nội dung các bài khóa đề cập tới nhiều góc độ khác nhau như về con người, tình người, xã hội, phong tục Tập quán, tự nhiên… Chú trọng đến tính thông dụng và tính mở rộng của mỗi một chủ đề, đồng thời hy vọng việc đi sâu thảo luận chủ đề sẽ tạo hứng thú cho người học ở mọi lứa tuổi ở mọi quốc gia, giúp người học có cơ hội mô phỏng, tìm hiểu, thảo luận và rèn luyện cách biểu đạt ngôn ngữ bằng tiếng Hán.
2. Giảng dạy từ vựng vốn là trọng điểm dạy học của giai đoạn trung cấp, khối lượng từ vựng trong cuốn giáo trình này tương đối nhiều. Phần từ vựng trình bày ở mỗi bài khóa bao gồm thành ngữ, từ ngữ thường dùng, cách nói cố đị đều được chú thích tỉ mỉ bằng tiếng Hán và tiếng Anh nhằm giúp người học thoát ly khỏi sự lệ thuộc vào tiếng mẹ đẻ, từng bước đạt được giới hạn trong học Tập tiếng Hán. Phần lớn các từ ngữ trình bày trong bài đều có ví dụ phong phú, bao gồm sự kết hợp giữa các từ tổ hay câu giúp người học thông qua các ví dụ nắm được cách dùng của những từ ngữ đó.
3. Giảng dạy đoạn văn cũng là trọng điểm dạy học ở giai đoạn trung cấp. Phần “Luyện Tập tổng hợp” của mỗi bài khóa và bài đọc thêm đều có phần luyện Tập viết đoạn văn để người học từng bước biết cách tổng hợp các câu thành một đoạn văn và học cách nối các đoạn văn thành một bài văn.
4. Bố cục mỗi bài trong giáo trình đều gắn với thực tế giảng dạy, chia thành các phần “Chuẩn bị bài”, “Từ mới ”, “Luyện Tập từ ngữ”, “Từ ngữ trọng điểm”, “Luyện Tập từ ngữ trọng điểm”, “Luyện Tập tổng hợp”, “Bài đọc thêm”, “Luyện Tập bài đọc thêm” nhằm hướng tới các mục đích giảng dạy khác nhau.