Giới thiệu Sách - Giáo Trình Kế Toán Tài Chính Trong Các Doanh Nghiệp - Đặng Thị Loan
Công Ty Phát Hành : Tân Việt Tác Giả : Đặng Thị Loan Nhà Xuất Bản NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Kích Thước: 16 x 24 cm Hình Thức: Bìa mềm Số Trang: 655 Năm Xuất Bản: 2013
GIÁO TRÌNH KẾ TOÁN TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP – GS. TS. ĐẶNG THỊ LOAN
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Để phù hợp với nội dung cải cách chế độ kế toán Việt Nam, Viện Kế toán, Kiểm toán Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã tổ chức biên soạn cuốn Giáo trình Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp làm tài liệu giảng dạy, học tập cho sinh viên chuyên ngành kế toán và sinh viên thuộc khối ngành kinh tế, quản trị kinh doanh của trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Những năm gần đây, nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong tiến trình đổi mới, mở cửa và hội nhập, Bộ Tài chính đã ban hành một hệ thống bao gồm 26 chuẩn mực kế toán cùng nhiều thông tư hướng dẫn kế toán thực hiện các chuẩn mực kế toán ban hành, áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế trong cả nước nhằm đạt được sự đánh giá trung thực, hợp lý, khách quan về thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Chính vì vậy, cuốn Giáo trình Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp đã được biên soạn lại trên cơ sở cập nhập đầy đủ nhất các văn bản, thông tư hướng dẫ hiện hành: như Thông tư 05, 06, 123, 179, 180, 165/2012/TT-BTC hướng dẫn về thuế TTĐB, thuế GTGT, thuế TNDN, về xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái…
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
1. Bản chất tài sản cố định và nhiệm vụ hạch toán
2. Phân loại tài sản cố định
3. Tính giá thành tài sản cố định
4. Hạch toán tình hình biến động tscđ
5. Hạch toán nghiệp vụ sửa chữa tscđ
CHƯƠNG II. HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ
1. Đặc điểm nguyên vật liệu và nhiệm vụ hạch toán
2. Phân loại và tính giá nvl
3. Hạch toán chi tiết nvl
4. Hạch toán tổng hợp tình hình luân chuyển nvl
5. Hạch toán công cụ dụng cụ
CHƯƠNG III. HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG, CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG VÀ TÌNH HÌNH THANH TOÁN VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
I. Ý nghĩa và nhiệm vụ hạch toán
2. Các hình thức tiền lương và quỹ tiền lương của doanh nghiệp
3. Hạch toán số lượng, thời gian và kết quả lao động
4. Hạch toán tiền lương, tiền thưởng và thanh toán với người lao động
5. Hạch toán các khoản trích theo lương
CHƯƠNG IV: HẠCH TOÁN CHI PHÍ KINH DOANH VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1. Chi phí kinh doanh
2. Giá thành sản phẩm
3. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm
4. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất
5. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên
6. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ
7. Vận dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm trong một số loại hình doanh nghiệp chủ yếu.
CHƯƠNG V. HẠCH TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM
1. Hạch toán thành phẩm
2. Hạch toán tiêu thụ thành phẩm
3. Hạch toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
CHƯƠNG VI. HẠCH TOÁN VỐN BẰNG TIỀN, TIỀN VAY VÀ CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN
1. Hạch toán vốn bằng tiền
2. Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán
3. Hạch toán tiền vay và nợ dài hạn
4. Hạch toán ngoại tệ
CHƯƠNG VII. HẠCH TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ ĐẦU TƯ VÀ DỰ PHÒNG
1. Hạch toán nghiệp vụ đầu tư
2. Hạch toán các nghiệp vụ dự phòng giảm giá
3. Hạch toán dự phòng phải trả
CHƯƠNG VIII. HẠCH TOÁN LỢI NHUẬN VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN
1. Hạch toán lợi nhuận
2. Hạch toán phân phối lợi nhuận
CHƯƠNG IX. HẠCH TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
1. Nguồn vốn chủ sở hữu và nguyên tắc hạch toán nguồn vốn chủ sở hữu
2. Hạch toán nguồn vốn chủ sở hữu
CHƯƠNG X. BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1. Tổng quan về báo cáo tài chính
2. Bảng cân đối kế toán
3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
4. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
5. Bản thuyết minh báo cáo tài chính
CHƯƠNG XI. ĐẶC ĐIỂM HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
1. Đặc điểm hạch toán kế toán trong doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp
2. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp
CHƯƠNG XII. ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN TRONG CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI
1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại
2. Kế toán mua, bán hàng hóa
3. Kế toán chi tiết kho hàng
4. Kế toán chi phí lưu thông và chi phí quản lý
5. Hạch toán kế toán nghiệp vụ xác định kết quả kinh doanh trong đơn vị thương mại.
CHƯƠNG XIII. ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN TRONG CÁC ĐƠN VỊ XUẤT, NHẬP KHẨU
1. Đặc điểm kinh doanh xuất, nhập khẩu và nguyên tắc kế toán, các chỉ tiêu kinh doanh có gốc ngoại tệ
2. Hạch toán các nghiệp vụ nhập khẩu và tiêu thu hàng nhập khẩu
3. Kế toán các nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa
CHƯƠNG XIV. ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN TRONG CÁC ĐƠN VỊ DU LỊCH - DỊCH VỤ
1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh trong du lịch và nhiệm vụ của kế toán
2. Hạch toán các hoạt động kinh doanh dịch vụ chủ yếu trong du lịch
3. Hạch toán hoạt động kinh doanh hàng hóa trong du lịch
4. Hạch toán lợi nhuận và phân phối lợi nhuận trong du lịch