Giới thiệu Sách - Giáo Trình Thi Pháp Văn Học Dân Gian
Sách - Giáo Trình Thi Pháp Văn Học Dân Gian Tác giả Lê Đức Luận Nhà xuất bản NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Đơn vị phát hành NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Ngày xuất bản 03-2023 Số trang 390 Kích thước 16 x 24 cm Loại bìa Bìa mềm Nội dung "Thi pháp văn học dân gian là một môn học trong hệ thống môn học thi pháp văn học. Thi pháp văn học dân gian có nhiều điểm mà thi pháp văn học trung đại và văn học hiện đại kế thừa. Lúc đương thời, nhà thơ Xuân Diệu đã từng có bài viết “Nhà thơ học gì ở ca dao”. Các nhà thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Nguyễn Bính đều vận dụng thể lục bát ca dao và tục ngữ vào tác phẩm của mình. Vì vậy, học tập và nghiên cứu thi pháp văn học dân gian sẽ giúp ích cho sinh viên học tập và nghiên cứu thi pháp văn học nói chung, thi pháp văn học trung đại và hiện đại nói riêng.
Giáo trình được cấu trúc thành bốn chương, chương 1 nêu những đặc trưng chung của thi pháp văn học dân gian, chương 2, 3, 4 là các phần đi vào đặc trưng thi pháp của các thể loại văn học dân gian. Chúng tôi chia thi pháp các thể loại văn học dân gian theo chức năng diễn xướng. Trong chương 4, chúng tôi trình bày thêm thi pháp của thể loại chèo và tuồng mà tất cả các giáo trình thi pháp hiện hành chưa đề cập đến.
Chúng tôi cố gắng biên soạn giáo trình thi pháp văn học dân gian với một khối lượng tri thức phổ quát cho tất cả sinh viên các ngành văn học, văn hóa học, Việt Nam họ Vì vậy giáo trình này có phần chuyên sâu, có phần giới thiệu khái quát để sinh viên các ngành khoa học xã hội và nhân văn có thể vận dụng cho mình tùy theo ngành học. Kiến thức thi pháp văn học dân gian được đưa vào giáo trình đã được cập nhật liên tục từ các thành quả nghiên cứu thi pháp của các nhà folklore Việt Nam và thế giới.
Thi pháp văn học dân gian là thi pháp của các thể loại văn học dân gian. Tuy nhiên có một số tác phẩm dân gian vẫn chưa có sự thống nhất trong nghiên cứu thể loại. Điều này dẫn đến những ý kiến không đồng nhất, thậm chí đối lập giữa các nhà nghiên cứu folklore. Chúng tôi cố gắng nêu ra những vấn đề căn bản nhất trên cơ sở tham khảo những quan điểm của các nhà nghiên cứu tiền bối. Sở dĩ cấu trúc dung lượng các chương khác nhau vì đặc trưng nghệ thuật, quy mô thể loại và số thể loại trình bày trong các chương khác nhau.
Giáo trình này của chúng tôi có thể có những nội dung không đồng nhất với một số giáo trình thi pháp văn học dân gian khác. Sự khác biệt này chủ yếu do giáo trình của chúng tôi đi sau nên có thời gian nhìn lại, cập nhật thêm những nghiên cứu mới mà các giáo trình trước đó chưa có."