Giới thiệu Sách - Giáo Trình Vi Điều Khiển Arm Hướng Dẫn Sử Dụng STM32 (Lý Thuyết - Thực Hành)
Tên sách: Giáo Trình Vi Điều Khiển Arm Hướng Dẫn Sử Dụng STM32 (Lý Thuyết - Thực Hành) Tác giả: Nhiều tác giả Nhà xuất bản: Thanh Niên Năm xuất bản: 2020 Số trang: 440 Khổ sách (kích thước): 16 x 24 cm Loại bìa: Bìa mềm ISBN/ISSN: 9786049830310 Nội dung: Giáo trình vi điều khiển ARM Hướng dẫn sử dụng STM32. Gồm 2 phần: Phần 1: Gồm 7 chương lý thuyết từ chương 1 đến chương 7 CHƯƠNG 1: CÀI ĐẶT Trong phần 1 được hướng dẫn cài đặt các công cụ phần mềm cần thiết để lập trình ARM qua 7 bài tập sau: BÀI TẬP 1: CÀI ĐẶT STM32CUBEMX. BÀI TẬP 2: CÀI ĐẶT KEIL C V5. BÀI TẬP 3: CÀI ĐẶT PACKAGE STM32F10X TRÊN STM32CUBEMX VÀ KEIL C. BÀI TẬP 4: KẾT NỐI MẠCH NẠP ST-LINK V2 VỚI STM32F103. BÀI TẬP 5: SỬ DỤNG STM32CUBEMX VÀ KEIL C LẬP TRÌNH CHO STM32. BÀI TẬP 6: SỬA LỖI CHƯƠNG TRÌNH STM32F103 TRÊN KEIL C. BÀI TẬP 7: TÍCH HỢP THƯ VIỆN NGOẠI VI TIÊU CHUẨN STM32F4XX VỚI MIKRO C PRO CHO ARM. CHƯƠNG 2: PHẦN CỨNG BÊN TRONG STM32 Tìm hiểu về một số phần cứng hỗ trợ bên trong STM32. Kiểm tra việc sử dụng và vận hành hai timer giám sát khác nhau - Bộ giám sát độc lập (Independent Watchdog - IWDG) và Bộ giám sát cửa sổ (Window Watchdog - WWDG) và các tùy chọn xung nhịp thường có trong vi điều khiển STM32… CHƯƠNG 3: CÁC TIMER TRÊN STM32 Khảo sát chi tiết chức năng của Timer-Counter tích hợp trong vi điều khiển, cách sử dụng Timer-Counter để định thời và đếm sự kiện. CHƯƠNG 4: BỘ BIẾN ĐỔI ADC TRONG STM32 CHƯƠNG 5: BỘ BIẾN ĐỔI DAC TRONG STM32 Chương 4 và 5 khảo sát chi tiết chức năng của bộ chuyển đổi tín hiệu tương tự thành tín hiệu số (ADC) và số sang tương tự (DAC) tích hợp trong vi điều khiển, cách sử dụng ADC và DAC để chuyển đổi các tín hiệu tương tự như cảm biến nhiệt… để thực hiện các ứng dụng đo… cảnh báo trong điều khiển và nhiều ứng dụng khác. CHƯƠNG 6: DMA VỚI STM32 Trong nhiều project MCU bạn cần đọc và ghi dữ liệu. Chẳng hạn đọc dữ liệu từ thiết bị ngoại vi như ADC và ghi các giá trị đọc được vào RAM. Hoặc trong trường hợp khác cần gửi một khối dữ liệu sử dụng SPI. Thực hiện đọc dữ liệu từ RAM và ghi nó vào thanh ghi SPI data. Bình thường nếu sử dụng CPU để làm việc này thì nó sẽ bị mất một khoảng thời gian đáng kể để xử lý. Trong những trường hợp này, để tránh việc CPU bận rộn và dành thời gian cho những thao tác khác thì ở những MCU phổ biến đều có hỗ trợ DMA (Direct Memory Access). Nó sẽ thực hiện việc giao tiếp với memory mà không cần dùng đến CPU. STM32 cũng vậy, việc tìm hiểu DMA là không thể bỏ qua. CHƯƠNG 7: RTC BÊN TRONG STM32 STM32 là một trong những MCU có các mô-đun RTC tích hợp không yêu cầu hỗ trợ phần cứng bổ sung. Về cơ bản, RTC là timer, nhưng khác với các bộ hẹn giờ khác của MCU, RTC có độ chính xác cao hơn nhiều. Bài tập này trình bày các tính năng cơ bản của RTC bên trong STM32 và cách sử dụng RTC này trong các ứng dụng lưu trữ thời gian. CHƯƠNG 8: THỰC HÀNH VỚI ARM Chủ yếu là các bài tập thực hành giúp sinh viên củng cố các kiến thức đã học (lý thuyết) từ ARM. Các đoạn mã lập trình (code) trong các bài tập đều có những giải thích giúp người học hiểu rõ các lệnh. Các bạn sẽ được hướng dẫn qua 9 bài tập cơ bản sau: BÀI TẬP 1: CÀI ĐẶT CÔNG CỤ PHẦN MỀM. BÀI TẬP 2: BẬT SÁNG LED KẾT NỐI VỚI GPIO. BÀI TẬP 3: ĐỌC TRẠNG THÁI CHÂN GPIO. BÀI TẬP 4: TẠO HÀM DELAY VỚI SYSTEM TIMER. BÀI TẬP 5: GIAO DIỆN SPI. BÀI TẬP 6: GIAO DIỆN I2C. BÀI TẬP 7: THỰC HÀNH VỚI LCD 16X2. BÀI TẬP 8: ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ. BÀI TẬP 9: GIAO TIẾP MÔ ĐUN BLUETOOTH VỚI STM32