Giới thiệu Sách - Góp phần tìm hiểu phật giáo nam bộ
Tác giả :Trần Hồng Liên NXB :Khoa Học Xã Hội Khoa Học Xã Hội Hình thức :Bìa Mềm Số trang :414 Kích thước :14.5 x 20.5 cm Trọng lượng :450 gr
Góp Phần Tìm Hiểu Phật Giáo Nam Bộ
Trong khi chuẩn bị cho sự ra mắt của tập II của bộ Lịch sử Phật giáo Việt Nam, chúng tôi có nhận được một số góp ý đối với tập I được xuất bản vào cuối năm 1999. Những góp ý ấy nêu lên một số vấn đề, có thể tóm tắt thành hai chủ đề chính. Một là vấn đề phân kỳ của lịch sử Phật giáo Việt Nam, tức lịch sử Phật giáo Việt Nam có thể chia ra bao nhiêu thời kỳ và dựa trên những tiêu chí nào để tiến hành phân chia như thế. Hai là chúng tôi quan niệm ra sao về thời kỳ Hùng Vương và Phật giáo Hùng Vương, mà chúng tôi có đề cập tới.
Về chủ đề thứ nhất liên hệ với vấn đề phân kỳ lịch sử Phật giáo Việt Nam, trước đây người ta thường hay có hai lối phân kỳ. Đó là phân kỳ hteo các dòng thiền và phân kỳ theo các triều đại với một vài biến tường của nó.
Phân kỳ theo các dòng thiền là lối phân kỳ xưa nhất, tối thiểu là từ Thông Biện (?-1134), mà sau này đã được vận dụng, để viết thành một quyển sử hoàn chỉnh của phật giáo tại Việt Nam xưa nhất hiện biết. Đó là Thiền uyển tập anh hoàn thành vào năm 1337. Trong tác phẩm ấy, lịch sử Phật giáo Việt Nam được trình bày qua hai dòng thiền Pháp Vân và Kiến Sơ kèm theo một bản thế thứ dòng thiền Thảo Đường. Đến thế kỷ thứ 18, Như Sơn cũng sử dụng phương pháp này để viết bộ Ngự chế thiền uyển thống yếu kế đăng lục vào năm 1734, trong đó trình bày lịch sử Phật giáo thiền tông một cách tổng quát theo các chiphái phát triển của nó, mà chủ yếu là phái Lâm Tế và phái Tào Động và những truyền thừa của hai phái ấy tại nước ta.
Lối này đến giữa thế kỷ thứ 19 được An Thiền sử dụng, khi ông cho in ra bộ Đại Nam thiền uyển thiền đăng tập lục vào khoảng năm 1858 gồm cả thảy năm quyển, trong đó lấy Thiền uyểntập anh làm quyển thượng, ba quyển bộ Ngự chế thiền điển thống yếu kế đăng lục làm ba quyển tiếp theo, còn quyển hạ thì do chính An Thiền viết về :”ba tổ đời Trần, hai phái Lâm Tế và Tào Động, hai phía đạo đời, làm thành một tập, cùng những ghi chú lặt vặt sách ngoài,riêng làm quyển hạ”.
Phương pháp này đến thế kỷ 20 được Trần Văn Giáp khai thác triệt để. Ông tìm được bản Thiền uyển tập anh ở Hải Phòng và lần đầu tiên lược dịch ra tiếng Pháp trong Le Bouddhisme en Annam des origines jusqu’au XIIe siècle. Trong bài này ông bổ sung thêm một số sử kiện như việc các nhà sư Việt nam đi cầu pháp ở Ấn Độ, nghiên cứu kỹ lại các nhân vật của giai đoạn Phật giáo quyền năng, mà Thông Biện có đề cập tới như Mâu bác, Khương tăng Hội, Chi Cương Lương và Ma Ha Kỳ Vực.
Cách phân kỳ thứ hai là phân kỳ theo triều đại. Đây là cách phân kỳ của Mật Thề trong Việt Nam Phật giáo sử lược. Cách phân kỳ này bám sát lịch sử chính trị của Việt Nam. Do vậy, Phật giáo đã được chia thành mấy giai đoạn :
1. Thời đại Phật giáo du nhập: Phật giáo đời Bắc thuộc
2. Phật giáo đời Hậu Lý Nam Đế và Bắc thuộc thứ ba
3. Phật giáo đời nhà Đinh và đời Tiền Lê
4. Phật giáo đời nhà Lý.
5. Phật giáo đời nhà Trần
6. Phật giáo đời nhà Hồ đến đời thuộc Minh
7. Phật giáo đời Hậu Lê
8. Phật giáo thời đại Nam Bắc phân tranh
9. Phật giáo trong thời kỳ cận đại (triều Nguyễn)
10. Phật giáo hiện đại
Cách phân kỳ này sau đó đã được hầu hết các quyển sử viết về lịch sử Phật giáoViệt Nam chấp nhận với một đôi chút gia giảm, ngay cả những quyển viết gần đây nhất. Sự gia giảm thể hiện qua nhiều cách. Họ có thể gom lại một vài triều đại với nhau, hoặc tách một thời đại ra làm hai hay ba giai đoạn để cho dễ trình bày. Chẳng hạn, người ta đã gom Phật giáo đời Lý đời Trần thành một giai đoạn và tách giai đoạn Phật giáo Nam Bắc phân tranh thành ra giai đoạn Phật giáo Nam Bắc phân tranh và giai đoạn Phật giáo thời Tây Sơn. Có cuốn sử, do thấy 1000 năm trước của Phật giáo các triều đại đều ngắn ngủi chưa rõ ràng, nên họ sử dụng phương pháp phân kỳ dòng thiền để trình bày, còn 1000 năm trở về sau, lịch sử các triều đại Việt nam rõ ràng, nên họ bám vào lịch sử các triều đại để mô tả các sự kiện Phật giáo.
Đứng trước hai lối phân kỳ vừa nói, quan điểm của chúng tôi hoàn toàn khác hẳn. Đối với cúng tôi, lịch sử là một vận động có ý thức của con người. Riêng đối với các tư trào văn hóa như Phật giáo thì lịch sử như một cuộc vận động có ý thức lại càng rõ nét hơn. Lịch sử vận động trên cơ sở tương tác của nhiều cấu trúc khác nhau, Có cấu trúc hạ tầng, có cấu trúc thượng tầng và những cấu trúc hàng ngang hàng dọc đan xen lẫn nhau, trong đó c6áu trúc hạ tầng tất nhiên giữ vai trò chủ chốt, nhưng không phải tuyệt đối. Xuất phát từ một cái nhìn như thế, quan điểm của chúng tôi là nhìn lịch sử Phật giáo như một bộ phận của cuộc vận động chung của dân tộc.
Chính cuộc vận động chung của dân tộc đó sẽ qui định sự vận động của Phật giáo như một bộ phận. Nhưng vận động của một bộ phận phải đáp ứng lại được vận động của một tổng thể. Và ngược lại. Nếu không có sự đáp ứng hai chiều này, thì vận động của bộ phận cũng như tổng thể sẽ bị phá vỡ, ngưng trệ và đi đến tan rã. Có một sự thậ