Nhà Sách Online > Sách Tiếng Việt > Văn Học Kinh Điển > Sách-Hai người đàn bà
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Sách-Hai người đàn bà

Tác giả: Alberto Moravia
Dịch giả: Thanh Gương
Khổ sách: 13x20cm
Số trang: 534
Giá bán: 168,000 VNĐ
ISBN: 978-604-1-14863-5
Giới thiệu tóm tắt tác phẩm:
La Ciociara là tiểu thuyết nổi tiếng của văn hào Ý Alberto Moravia. Tác phẩm kể câu chuyện về một người phụ nữ cố gắng bảo vệ cô con gái nhỏ của mình khỏi sự khủng khiếp của chiến tranh.

Cesira là một bà góa, chủ một cửa hiệu bán thực phẩm ở Rome trong Thế chiến thứ hai, nuôi dạy cô con gái mười hai tuổi sùng đạo, Rosetta. Sau vụ ném bom Rome của quân Đồng minh, hai mẹ con đã chạy trốn đến Ciociaria, một vùng núi ở miền Trung nước Ý.

Mẹ con Cesira chơi thân với Michele, một trí thức trẻ địa phương. Cô con gái coi Michele như một người cha và gắn bó với anh. Michele sau đó bị một toán lính Đức bắt, ép dẫn đường qua vùng núi để tìm về hậu cứ của chúng và bắn chết khi anh ngăn không cho chúng giết một gia đình thường dân vô tội.

Sau khi quân Đồng minh chiếm được Rome, hai mẹ con tìm cách trở về nhà. Trên đường về, cô con gái bị lính Maroc trong quân đội Đồng minh xâm hại. Cô gái thay đổi tâm tính hoàn toàn, trở nên xa cách với mẹ và không còn là một đứa trẻ ngây thơ.

Cô con gái bắt đầu lao như thiêu thân vào những cuộc tình xác thịt. Người mẹ tức giận và đau đớn, la mắng và đánh đập, nhưng Rosetta vẫn trơ ra. Tưởng rằng đã vô phương cứu chữa, nhưng khi Cesira báo cho Rosetta về cái chết của Michael, Rosetta bắt đầu khóc như một cô bé…

Tác phẩm đã khắc họa rất đặc sắc và sinh động số phận con người và mối quan hệ giữa họ trong chiến tranh. Trong cảnh đói khổ và bom đạn của Thế chiến thứ hai, giữa lằn ranh sống chết, đã xuất hiện những sự lưu manh, ti tiện để trục lợi (như gia đình mà hai mẹ con ở nhờ lúc mới đến và lúc sắp rời khỏi Ciociaria với hai vợ chồng và mấy thằng con đầu trâu mặt ngựa, bọn lái buôn...), tội ác (bọn Đức quốc xã, lính Maroc trong quân đội Pháp) nhưng cũng có tình người rất cảm động (tình cảm đùm bọc, chở che giữa anh sinh viên trí thức Michelle và hai mẹ con, cảnh Michelle không nhìn Rosetta khỏa thân, rồi Michelle phải hy sinh, chịu dẫn đường cho bọn lính Đức để cứu Rosetta, sự đối xử rất có tình giữa những người tản cư...). Tác phẩm này đã khắc họa rất đặc sắc và sinh động số phận những con người. Đó là tư tưởng và phong cách xuyên suốt của Alberto Moravia mà ta đã từng thấy thể hiện ở hai tập truyện ngắn Những câu chuyện thành Rome (Racconti Romani).

Câu chuyện về con người đó lại được đặt trên cái nền của bản sắc văn hóa, tập tục sinh hoạt và phong cảnh vùng Ciociaria. Từ trang phục, nhà cửa, ruộng bậc thang, cách làm thịt dê, cách nghĩ, cách hành xử rất chất phác nhưng cũng rất bạo liệt của người dân miền núi đều rất đặc sắc.

Cuối cùng, cái phông văn hóa đó được đặt trên cái nền đói khổ, hiểm nguy của Thế chiến thứ hai, với sự khốc liệt của nó làm méo mó nhân cách con người. Nhưng cuối cùng, cái bản chất người, sự nhân bản vẫn chiến thắng (sau khi nghe về cái chết của Michelle, Rosetta đã khóc được như một cô bé).

Theo một số tư liệu, quyển tiểu thuyết chính là hồi ký của bản thân nhà văn Alberto Moravia về khoảng thời gian phải rời bỏ Roma vì chiến sự (và bị chính quyền phát xít ruồng bắt), sống đời tản cư trong hai năm 1943-1944. Nhưng thay vì viết hồi ký thì Moravia đã "tiểu thuyết hóa" và nhân vật chính trong câu chuyện chính là hiện thân của Moravia khi phải đối diện với những khắc khổ thiếu thốn trong cuộc sống, nơm nớp lo âu cho tính mạng, chịu đựng sự đe dọa của bạo lực (trừ việc bị xâm hại).


Quyển tiểu thuyết này cũng đã được chuyển thể thành phim mang cùng tên (1960) do nữ tài tử Ý Sophia Loren đóng vai chính.

Đến năm 2015, tiểu thuyết này cũng đã được chuyển thể thành nhạc kịch và được trình diễn ở Nhà hát Opera San Francisco.

Hình ảnh sản phẩm

Sách-Hai người đàn bà
Sách-Hai người đàn bà

Giá YPC
Liên kết: Bột kẻ chân mày Brow Master Eyebrow Kit #01 Beige Brown (Nâu) The Face Shop