Giới thiệu Sách - Hám Long Kinh: Tự Xem Long Mạch Phong Thủy
Tên Nhà Cung Cấp Gieobooks Tác giả: Dương Quân Tùng Nhà xuất bản: NXB Thời Đại Hình Thức: Bìa Cứng Kích thước: 19 x 27 cm Năm Xuất Bản : 2011 Số trang: 560
MÔ TẢ SẢN PHẨM : Hám Long Kinh - Tự Xem Long Mạch Phong Thủy Dương Quân Tùng được thờ là tổ sư của phong thủy, các tác phẩm tiêu biểu của ông như Hám Long Kinh, Nghi Long Kinh đề là những trước tác kinh điển chuyên luận về long mạch. Mạnh Hạo - nhà phong thủy học thời nhà Thanh từng nói: "Sách về địa lý, có cái có thể đọc, có cái không thể đọc, có thể đọc có các sách loại như Thanh điểu kinh, Tuyết tâm phú, Đảo trượng thiên, Nghi long kinh, Hám long kinh... Đây đều là các sách địa lý chính tông, không thể không đọc. Từ đây có thể thấy được vị trí của Hám long kinh trong tư tưởng của các nhà chép sử, các nhà nghiên cứu phong thủy. Đồng thời, Hám long kinh còn được đưa vào trong bộ bách khoa toàn thư có tính chất phổ biến, to lớn và quyền uy nhất của Trung Quốc cổ đại - bộ Tứ khố toàn thu. Tác phẩm Hám long kinh được các bậc đế vương, các quan lại và các bậc học giả thời xưa thừa nhận giá trị học thuật chính thống của nó.
Trong thực tiễn lâu dài của lịch sử, "Hám Long Kinh" được lấy làm địa biểu cho sự thâm nhập của văn hóa long mạch vào lòng người, không chỉ các bậc đế vương phong kiến mới có sự quan tâm đến long mạch mà cả bách tính thiên hạ cũng đặc biệt coi trọng nó. Người ta cho rằng: xây kinh đô thuận theo long mạch thì tất quốc thái dân an, phồn vinh thịnh vượng, ở vị trí long mạch thích hợp xây dựng nhà của thì tất gia đình nhân tài hưng vượng, mai táng mộ phần của tổ tiên ở huyệt vị của long mạch thì cả gia tộc được thịnh vượng phát đạt, cửa hàng chọn đặt ở nơi long mạch thì nhất định có thể thu được tiền của dồi dào. MỤC LỤC: Phần dẫn đọc: Hám long kinh và văn hóa phong thủy cổ đại của Trung Quốc. Dẫn đọc 1: Tìm hiểu về Hám long kinh Dẫn đọc 2: Nguồn gốc phương pháp và lý luận cơ sở của phong thủy Dẫn đọc 3: Vận dụng và nhận thức lý tính về phong thủy Quyển 1: Hám long kinh: Sự vận dụng của phong thủy long mạch Chương 1: Tóm lược Long mạch của Trung Quốc Chương 2: Viên cục: Yếu lĩnh cơ bản của long mạch Chương 3: Cửu tinh: Luận về chín loại hình dạng đỉnh núi khác nhau Quyển 2: Nghi long kinh: phương pháp tìm long điểm huyệt Chương 1: Thượng thiên: hướng tìm can long, chi long Chương 2: Trung thiên: Phương pháp đặc biệt các bố cục sơn mạch của huyệt địa Chương 3: Hạ thiên: Phân biệt các hình thế khác nhau của long mạch kết huyệt Chương 4: Nghi long thập vấn dương quân tùng thích nghi Chương 5: Vệ long thiên: Phải căn cứ và sơn hình để tìm chân long Chương 6: Biến tinh thiên; Điều kiện đẻ cửu tinh cùng biến đổi Quyển 3: Táng pháp đảo trượng Chương 1: Thái cực, lưỡng nghi, tứ tượng của long huyệt Chương 2: Bội bát quái; 16 phép táng Chương 3: 12 phép táng - phương pháp táng gia, lập huyệt, phóng quan