THÔNG TIN CHI TIẾT Công ty phát hành :TGM Books Tác giả Chris Skellett Ngày xuất bản 06-2016 Kích thước 16 x 24 cm Loại bìa Bìa mềm Số trang 229 Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Phụ Nữ Hạnh Phúc Thôi Chưa Đủ
Hạnh phúc là một khái niệm đơn giản và chung chung. Hầu hết chúng ta đều mong muốn bản thân được hạnh phúc trong đời. Ai cũng muốn sống vui và khi chết đi, được chết trong niềm an lạc.
Song, chúng ta có thực sự biết hạnh phúc là gì không? Chúng ta có thực sự hiểu sự phức tạp của hạnh phúc? Phải chăng khái niệm hạnh phúc mang cùng một ý nghĩa với tất cả chúng ta? “Hạnh phúc thuần khiết” có cùng tầng nghĩa như “cảm giác toại nguyện”? Và hạnh phúc có đưa chúng ta đến một cuộc sống trọn vẹn? Suy cho cùng, bởi chưa thực sự định nghĩa rõ khái niệm đơn giản về “hạnh phúc” nên ta chưa vượt qua được những rắc rối mà ta đang đối mặt.
Quyển sách này giúp chúng ta phân biệt rõ hai kiểu hạnh phúc cơ bản, để qua đó ta thấu hiểu bản thân hơn và chủ động đưa ra những lựa chọn hướng đến một cuộc sống viên mãn hơn.
Ý chính ở đây là, khi cảm giác vui vẻ hòa chung với cảm giác hài lòng thông qua việc đạt được thành tựu là khi chúng ta tìm thấy niềm hạnh phúc trọn vẹn. Vì thế, hãy nên cố gắng cân bằng giữa cảm giác vui vẻ hào hứng và cảm giác hài lòng mãn nguyện sâu lắng có được từ việc đạt được những mục tiêu đề ra trong cuộc sống.
Nếu tạo ra được sự cân bằng lành mạnh giữa niềm vui và thành tựu cho bản thân, chúng ta sẽ có khuynh hướng sống một cuộc đời trọn vẹn ý nghĩa. Và ta sẽ nhận thức sâu hơn về cảm giác mãn nguyện cá nhân bằng cách áp dụng “Nguyên tắc Niềm vui/Thành quả” vào những quyết định ta đưa ra về cách sống.
Ai cũng mong muốn hạnh phúc. Song chúng ta có thật sự hiểu “hạnh phúc” là gì và làm thế nào để có một cuộc sống trọn vẹn? Nghiên cứu vấn đề này, nhà tâm lý học Chris Skellett cho rằng:
Để sống một cuộc đời viên mãn, chúng ta cần phải xem xét sự cân bằng giữa Hạnh Phúc và Thành Công.
Sự thật giản đơn này được biết đến với tên gọi Nguyên tắc Niềm vui/Thành quả trong quyển sách thú vị nhưng đáng suy ngẫm này. Bằng cách áp dụng Nguyên tắc trên vào cuộc sống riêng, bạn sẽ biết được: