Hành trình sinh tử (Tặng kèm Postcard bốn mùa ngẫu nhiên)
Công ty phát hành: Thái Hà Tác giả: Dzongsar Jamyang Khyentse Dịch giả: Lạc Hải Âm / Hiệu đính: Nguyễn Nam Ngày xuất bản: 9/2020 Nhà xuất bản: Hà Nội Số trang: 340 Khổ giấy: 13 x 20.5
[ThaiHaBooks] Bất kể chúng ta là ai – ngôi sao nhạc pop, y tá, giáo viên, ông trùm bất động sản, người làm vườn, người theo chủ nghĩa vô thần, CEO, thư ký, người quét đường, người theo thuyết bất khả tri, nhà phê bình phim ảnh, Phật tử, thợ xây dựng – mỗi một người trong chúng ta rồi sẽ chết. Chúng ta không có quyền lựa chọn, không có phương án thay thế nào, không thể tự do thay đổi được. Cái chết là không thể tránh khỏi. Vậy thì tại sao thậm chí rất ít người trong chúng ta suy nghĩ về cái chết, chưa cần tính đến số người đang nỗ lực để tự chuẩn bị cái chết cho chính mình?
Trong quyển sách “Hành trình sinh tử”, Dzongsar Khyentse Rinpoche đưa ra những lời khuyên phổ quát về việc làm thế nào để chuẩn bị cho lúc cận tử, chết và sau khi chết cho một người, bất kể người đó là ai. Lấy cảm hứng từ gần một trăm câu hỏi được những người bạn và học trò của Rinpoche đặt ra cho Ngài, Rinpoche đã mô tả cách thức: chuẩn bị cho cái chết của chính mình; trợ giúp, an ủi và hướng dẫn cho một người bạn hoặc người thân yêu đang sắp lìa đời; tiếp cận khoảnh khắc lâm chung; định hướng trong các giai đoạn Bardo (các giai đoạn thân trung ấm); hướng dẫn những người đã chết hướng dẫn cho người thân yêu vừa mới qua đời.
“Những chỉ dẫn dành cho Phật tử sẽ là giống nhau trong suốt quá trình hấp hối, tại thời điểm chết và sau khi chết, cho dù đó là một người cao tuổi ra đi bình an trong giấc ngủ hay một người đột tử vì những nguyên nhân và điều kiện đưa đến cái chết đã chín muồi.
Thông tin đối với quá trình hấp hối, chết và những gì xảy ra sau khi chết được đề cập trong quyển sách này là sự trình bày rất đơn giản về một truyền thống cụ thể và cổ xưa trong số những giáo lý của đạo Phật, đã được truyền giữ qua một mạng mạch lâu dài bởi những nhà tư tưởng Phật giáo lỗi lạc, mà mỗi vị trong số họ đã dành những chặng đường khá lâu để nghiên cứu về cái chết và tiến trình chết chi tiết đến từng phút, và ở mọi góc độ. Những lời khuyên của họ có thể đặc biệt hữu dụng đối với Phật tử hoặc những ai được thu hút bởi giáo lý của Đức Phật, nhưng cũng phù hợp ở mức độ tương đương đối với bất kỳ ai – bởi vì cuối cùng, ai rồi cũng sẽ chết. Như vậy, dù cho có là Phật tử hay không, nếu bạn là người có tâm trí rộng mở và tò mò, hoặc thường suy tư về cái chết của chính mình hay của một người thân yêu nào đó, thì có thể bạn sẽ tìm thấy được điều hữu ích tương tự trong những trang sách này.
Mọi việc xảy ra trong khi chúng ta còn sống hay chết hoàn toàn phụ thuộc vào những nguyên nhân và điều kiện mà chúng ta đã tích tập. Vì mỗi người sẽ kinh nghiệm cái chết vật lý và sự tan rã của thân tứ đại vô cùng khác nhau, nên hành trình của mỗi người khi xuyên qua những giai đoạn Bardo cũng khác biệt. Như vậy, bất kỳ một mô tả nào hay tất cả sự mô tả về quá trình hấp hối, chết và trạng thái Bardo chỉ là những nội dung được khái quát hóa. Tuy nhiên, khi tiến trình chết bắt đầu xảy ra, việc có những ý tưởng phỏng đoán về những gì đang diễn biến không chỉ góp phần lớn vào việc xua tan những nỗi lo lắng tồi tệ nhất, mà còn giúp chúng ta đối mặt với cái chết bằng tâm thái nhẹ nhàng và thanh thản.
Mặc dù những truyền thống Phật giáo xác tín nhất cũng đưa ra các lời khuyên tương tự về mặt bản chất, nhưng mỗi truyền thống đã phát triển dựa trên loại ngôn ngữ và thuật ngữ riêng nên một số chi tiết có thể được diễn đạt khác nhau; xin đừng hiểu lầm và cho rằng những điểm khác biệt này là mâu thuẫn.” – Dzongsar Khyentse Rinpoche
Trích đoạn sách:
Sám hối
Hãy gợi nhắc trong tâm mình những điều đáng xấu hổ, tính ích kỷ, những suy nghĩ và hành động tiêu cực, và hãy thú nhận tất cả. Nếu bạn là hành giả Kim Cương thừa, hãy nhớ lại và thú nhận tất cả những thệ nguyện, giới luật và những cam kết đã bị phá vỡ. Nếu có thể, hãy tiến hành sám hối trực tiếp, với một vị Lạt-ma hay một người anh chị em Pháp hữu. Nếu không thể tiến hành được với hai đối tượng vừa nêu, hãy sám hối tội lỗi trong tâm thức. Sau đó tiến hành quy y và nhận lại giới nguyện Bồ Tát. Lý tưởng nhất, hành giả Kim Cương thừa nên hỏi huynh đệ Kim Cương, người có cùng vị Đạo Sư với mình, để nhờ họ làm chứng nhân cho việc thiết lập lại giới nguyện Bồ Tát và giới nguyện Kim Cương thừa.
........
Công ty Cổ phần Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!