Giới thiệu Sách - Hát Quan Họ Trong Đám Cưới Người Tày Ở Xã Xuân Lai, Huyện Yên Bình, Tỉnh Yên Bái
Sách - Hát Quan Họ Trong Đám Cưới Người Tày Ở Xã Xuân Lai, Huyện Yên Bình, Tỉnh Yên Bái Tác giả: Ths. Tráng Thị Thúy Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam Đơn vị phát hành: Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam Ngày xuất bản:2019 Số trang :156 Kích thước 17 x 24 cm Loại bìa: Mềm
Nội dung : Yên Bái nằm ở phía Tây Bắc của tổ quốc, là tỉnh có hơn 30 dân tộc anh em sinh sống trong đó đồng bào Tày là dân tộc có số dân động vào hàng thứ hai sau dân tộc Việt (Kinh). Từ rất sớm, cộng đồng Tùy đã sát cánh cùng các dân tộc anh em ở Yên Bái trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước. Trong quá trình lịch sử đó, người Tày cũng đã góp phần sáng tạo và phát triển những giá trị văn hóa vô gia, giàu bản sắc của quê hương Yên Bái, Nghiên cứu về người Tày ở Việt Nam đã sớm được các nhà nghiên cứu quan tâm. Các công trình nghiên cứu về người Tày, văn hóa Tày đã được công bố khá nhiều và khá phong phú đề tài. Trong đó có nhiều công trình có uy tín về khoa học, cả ở trong và ngoài nước. Tuy vậy, có thể nói, nghiên cứu về người Tày ở Xuân Lai, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái cho đến nay vẫn ít được quan tâm. Vì thể các công trình nghiên cứu về người Tày ở đây hầu như vẫn vắng bóng. Tương tự như vậy, dân ca của người Tày (then, sli, lượn...) đã được nghiên cứu nhiều, nhưng việc nghiên cứu dân ca Tày ở Xuân Lai vẫn chưa được quan tâm, đặc biệt là dân ca đám cưới (hát quan làng). Chính vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu về dân ca đám cưới của người Tày ở Xuân Lai (Yên Bình, Yên Bái) là cần thiết đối với việc tìm hiểu văn hóa Tày ở Xuân Lai nói riêng, ở Yên Bái nói chung. Hát quan làng trong đám cưới là vốn văn hóa quý của người Tây ở Xuân Lai nói riêng. Trong hoàn cảnh đổi mới, hiện đại hoá, hoà nhập Quốc tế, cũng như các thành tố văn hóa tộc người khác, hát quan làng đang mai một, ngày càng nhanh. Bởi thế, việc điều tra, nghiên cứu, để hiểu biết tường tận, phát hiện các giá trị đặc biệt của hát quan làng trong đám cưới của người Tây Xuân Lai, làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát huy giá trị của thể loại dân ca này, là một trong những đòi hỏi cấp thiết. Du Nghiên cứu về người Tày, văn hóa Tây ở Việt Nam, trước tiên phải kể đến các công trình của: Lã Văn Lô – Đặng Nghiêm Vạn Sơ được giới thiệu các nhóm dân tộc Tày – Nùng -- Thái ở Việt Nam (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1968). Trong đó, ngoài các thành tố văn hóa Tây khác, các tác giả cũng đã bước đầu giới thiệu khái quát về tục lệ hôn nhân, cưới xin của người Tày. Đây là những giới