Nhà Sách Online > Sách Tiếng Việt > Sách Kinh Tế - Kinh Doanh > Sách - Hệ Thống Logistics Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội - Những Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn
Giới thiệu Sách - Hệ Thống Logistics Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội - Những Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn
Công Ty Phát Hành Tân Việt Tác Giả TS. Đặng Thị Thúy Hồng Nhà Xuất Bản NXB Lao Động - Xã Hội Năm Xuất Bản 2015 Kích Thước 14.5 x 20.5 cm Số Trang 262 Loại Bìa Bìa Mềm
HỆ THỐNG LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN – TS. ĐẶNG THỊ THÚY HỒNG
Đô thị hóa đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử loài người. Hệ thống đô thị là kết quả tất yếu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội thông qua sự phân công lao động xã hội. Hệ thống đô thị đóng vai trò như một hệ thống “khung xương” phát triển của mỗi lãnh thổ, mỗi quốc gia. Những quốc gia phát triển là những nước có mạng lưới đô thị dày đặc với sự phân hóa sâu sắc về quy mô dân số và lãnh thổ cũng như cấu trúc không gian của nó. Sự tiến bộ của cách mạng khoa học – kỹ thuật nói riêng đã giúp quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, hạn chế được nhiều mặt tiêu cực của đô thị, làm cho khoảng cách chênh lệch giữa các khu vực đô thị và nông thôn được thu hẹp lại.
Trong những năm qua, các đô thị lớn của Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, số lượng cũng như chất lượng. Nhằm đáp ứng nhu cầu càng tăng về nghiên cứu logistics thành phố và làm tài liệu tham khảo học tập cho sinh viên chuyên ngành kinh tế và quản trị kinh doanh, Nhà xuất bản Lao động xuất bản cuốn sách chuyên khảo Hệ thống logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội – Những vấn đề lý luận và thực tiễn do TS Đặng Thị Thúy Hồng làm chủ biên. Nội dung cuốn sách được biên soạn trên cơ sở các công trình nghiên cứu của tác giả về phát triển hệ thống logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội. Sách Hệ thống logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội – Những vấn đề lý luận và thực tiễn có thể làm tài liệu tham khảo bổ ích đối với các doanh nghiệp logistics, các cơ quan quản lý, sinh viên các trường đại học kinh tế và quản trị kinh doanh.
MỤC LỤC
Chương 1: Tổng quan về phát triển hệ thống logistics thành phố
1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về logistics thành phố
1.2 Phát triển hệ thống logistics thành phố
Chương 2: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thống logistics thành phố và kinh nghiệm quốc tế
2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thống logistics thành phố
2.2 Phát triển hệ thống logistics thành phố trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho thành phố Hà Nội
Chương 3: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội thủ đô Hà Nội có ảnh hưởng đến hoạt động logistics thành phố
3.1 Vị trí địa lý, chính trị và điều kiện tự nhiên của thủ đô Hà Nội
3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của thủ đô Hà Nội
Chương 4: Thực trạng thể chế, pháp luật và cơ sở hạ tầng logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội
4.1 Thực trạng thể chế, pháp luật về logistics
4.2 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng logistics
Chương 5: Thực trạng phát triển thị trường và doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội
5.1 Thực trạng phát triển các loại hình dịch vụ logistics
5.2 Thực trạng phát triển doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics
5.3 Thực trạng nguồn lực logistics
5.4 Đánh giá khái quát về thực trạng phát triển hệ thống logistics thành phố Hà Nội
Chương 6: Triển vọng phát triển kinh tế - xã hội thủ đô Hà Nội và quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển hệ thống logistics đến năm 2030, tầm nhìn 2050
6.1 Triển vọng phát triển kinh tế - xã hội thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
6.2 Mục tiêu, quan điểm và định hướng phát triển hệ thống logistics thành phố đến năm 2030, tầm nhìn 2050
Chương 7: Giải pháp phát triển hệ thống logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050
7.1 Giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển hệ thống logistics
7.2 Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng logistics
7.3 Giải pháp phát triển hệ thống doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics
7.4 Giải pháp phát triển hệ thống doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics
7.5 Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống logistics
7.6 Kiến nghị các điều kiện tiền đề để phát triển hệ thống logistics