Giới thiệu Sách - Hoàng Việt hình luật (Bìa cứng) - NNB
Nhà xuất bản: Hồng Đức Số trang: 388 Kích thước: 14x20.5 cm Ngày phát hành: 04-2021
TÓM TẮT: Bộ luật hình sự do chính quyền Bảo hộ Pháp san định, ban bố thi hành cho Trung Bộ từ năm 1933. Trong thời kỳ Pháp thuộc, sự chia rẽ ba xứ Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ với ba chế độ chính trị khác nhau dẫn đến sự phân hóa trong hệ thống pháp luật nước ta. Ở xứ bảo hộ Trung Kì, từ năm 1933, bộ luật hình sự được áp dụng là Hoàng Việt hình luật gồm 424 điều, 29 chương được ban hành với nghị định của Toàn quyền Đông Dương và chỉ dụ của Bảo Đại. Là bộ luật hình sự mang tính chất nửa thực dân nửa phong kiến, Hoàng Việt hình luật là công cụ pháp lý đắc lực bảo vệ quyền lợi của thực dân Pháp và vua quan nhà Nguyễn. Không chỉ phản ánh một giai đoạn lịch sử đặc biệt của đất nước, mà xét ở góc độ khoa học, một số chế định trong bộ luật này còn có giá trị tham khảo, phục cụ cho hoạt động lập pháp hình sự hiện đại.
LỜI GIỚI THIỆU Từ thời kỳ độc lập tự chủ, nhất là từ thời nhà Lý, luật pháp được coi trọng, năm 1042, nhà Lý đã cho biên soạn và ban hành bộ luật Hình thư. Đây có thể xem là bộ luật thành văn đầu tiên của nhà nước quân chủ Việt Nam. Bộ Hình thư ra đời thay thế cho các quy chế, luật lệ, chiếu chỉ trước đó. Sách này nay không còn, nhưng qua những pháp lệnh được chép lại trong sử cũ, chúng ta cũng có thể thấy rõ tính chất của pháp luật thời Lý. Kế tiếp nhà Lý là nhà Trần khi cai quản đất nước, triều đình cũng cho san định sách Hình thư, song đến nay đều không còn. Sang thời Lê sơ, thế kỷ XV, thời kỳ hưng thịnh nhất của thể chế quân chủ phong kiến, nhất là dưới thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497). Vị vua này cho biên soạn bộ luật có tên Quốc triều hình luật, gọi là luật Hồng Đức được thi hành rộng rãi. Đây là bộ luật đầy đủ và sớm nhất còn lại ở Việt Nam, là tập đại thành của nền pháp luật thời Lê, trở thành khuôn mẫu cho những bộ luật sau này châm chước biên soạn. Bộ luật bao gồm những điều luật về hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, tố tụng. Thời Mạc thế kỷ XVI, có bộ luật Hồng Đức thiện chính thư được biên soạn trên cơ sở kế thừa những điều luật từ thời Hồng Đức. Bộ luật có giá trị nhất định phản ánh các hoạt động pháp chế trong suốt thời kỳ nhà Mạc, nhất là các điều luật về hộ hôn và điền sản. Thời Lê Trịnh có bộ Quốc triều khám tụng điều lệ được san định và thực thi dưới thời chúa Trịnh Sâm (1767-1782). Nhìn chung tác dụng của văn kiện này là nhằm thúc đẩy việc giải quyết công bằng và nhanh chóng các vụ kiện, vì lợi ích của quần chúng nhân dân. Tiếp nối các bộ thời Lê là bộ luật thời Nguyễn được biên soạn dưới đời vua Gia Long, có tên là Hoàng Việt luật lệ, thường được gọi là Luật Gia Long. Hoàng Việt luật lệ là một trong hai bộ luật lớn nhất của Việt Nam, cũng là bộ luật hoàn chỉnh nhất xét trên phương diện lập pháp. Hoàng Việt luật lệ gồm 22 quyển 398 điều, tập hợp các điều luật, rất rõ ràng và phong phú. Trong khi bộ Quốc triều Hình luật thời Lê Sơ phân chia các chương mục chưa hoàn toàn thống nhất, thì bộ Hoàng Việt luật lệ được phân chia khá nhất quán lấy