Nhà Sách Online > Sách Tiếng Việt > Sách Giáo Dục > Sách - Hướng dẫn Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 1 - Sách tham khảo cho Giáo viên - Theo Chương trình Giáo Dục phổ thông 2018
Giới thiệu Sách - Hướng dẫn Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 1 - Sách tham khảo cho Giáo viên - Theo Chương trình Giáo Dục phổ thông 2018
Tác giả: Nhiều tác giả Nhà xuất bản: NXB Giáo Dục Việt Nam Năm xuất bản: 2022 Số trang: 172 Kích thước: 19x27 cm Hình thức: Bìa mềm Công ty phát hành: NXB Giáo Dục Việt Nam
Sách Hướng dẫn Hoạt động trải nghiệm lớp 1 được biên soạn nhằm hỗ trợ giáo viên và cán bộ quản lí cấp Tiểu học tổ chức Hoạt động trải nghiệm lớp 1 đáp ứng yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và các văn bản hướng dẫn liên quan của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Sách đưa ra những định hướng cụ thể cho việc xác định nội dung và xây dựng kế hoạch giáo dục hoạt động trải nghiệm lớp 1, đồng thời gợi ý các kịch bản sư phạm cũng như những phương án tham khảo để giáo viên và các nhà quản lí giáo dục ở cấp Tiểu học có thể sử dụng linh hoạt và hiệu quả tuỳ vào hoàn cảnh thực tế và đối tượng học sinh.
Nội dung sách bám sát yêu cầu cần đạt của chương trình Hoạt động trải nghiệm. Cấu trúc của sách gồm 2 phần: Phần 1: Một số vấn đề chung về xây dựng kế hoạch giáo dục hoạt động trải nghiệm lớp 1, bao gồm: Nội dung khái quát và phân phối kế hoạch tổ chức theo từng tuần gắn các loại hình; Những định hướng tích hợp, điều chỉnh liên quan đến nội dung giáo dục địa phương, giáo dục kĩ năng sống.
Phần 2: Thiết kế kế hoạch giáo dục cho 9 chủ đề được xây dựng trên cơ sở Chương trình Giáo dục phổ thông môn Hoạt động trải nghiệm lớp 1. Trong mỗi chủ đề có 3 loại hình hoạt động: Sinh hoạt dưới cờ; Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Sinh hoạt lớp. Mỗi loại hình hoạt động được gợi ý thiết kế với cấu trúc bám sát theo hướng dẫn của công văn 2345/BGDĐT-GDTH ngày 7/6/2021 về việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp Tiểu học.
Các hoạt động trải nghiệm trong mỗi chủ đề của sách đã gợi ý nhiều phương thức tổ chức khác nhau, tạo điều kiện cho giáo viên lựa chọn phương án thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế địa phương và trình độ học sinh, hạn chế tối đa việc tổ chức hoạt động trải nghiệm theo một quy trình cứng, làm giảm hứng thú tham gia của học sinh.