Giới thiệu Sách - Hướng Dẫn Học Tập Môn Xã Hội Tập II
Chi Tiết Sản Phẩm. Tác giả . Bộ Giáo Dục Nhật Bản Nhà Xuất Bản. NXB Đại Học Sư Phạm Nhà Phát Hành.NXB Đại Học Sư Phạm Ngày xuất bản . 2017 Số trang .380 Kích thước .16 x 24 cm Loại bìa .Bìa mềm
Mô Tả Sản Phẩm. "Tiếp nối cuốn sách Hướng dẫn học tập môn xã hội (NXB Đại học Sư phạm, 2016), xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc cuốn sách Hướng dẫn học tập môn Xã hội - Tập II (Lớp 7 - Lớp 10). Đây là tài liệu hướng dẫn do Bộ Giáo dục Nhật Bản biên soạn dành cho giáo viên môn Xã hội (Nghiên cứu xã hội) ở bậc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Cả hai tài liệu này đều được Bộ giáo dục Nhật Bản xuất bản năm 1947 ở thời điểm rất gần nhau. Sự gấp rút về thời gian ấy nói lên quyết tâm xây dựng nước Nhật Bản mới dựa trên tinh thần Hiến pháp 1946 của người Nhật đương thời.
Môn Xã hội là môn học hoàn toàn mới được thiết lập lần đầu ở Nhật Bản trong cuộc cải cách giáo dục thời hậu chiến. Đây cũng là môn học thể hiện tập trung nhất triết lý của nền giáo dục mới và thể hiện rõ nhất sự đoạn tuyệt đối với chủ nghĩa quân phiệt. Vì vậy, các tài liệu hướng dẫn dành cho giáo viên môn Xã hội sẽ là những tư liệu quý có tính chất chìa khóa để tìm hiểu về nền giáo dục Nhật Bản hiện đại.
Cũng giống như Hướng dẫn học tập môn Xã hội dành cho cấp Tiểu học, triết lý cơ bản, bao trùm Hướng dẫn học tập môn Xã hội - Tập II (Lớp 7 - Lớp 10) là triết lý giáo dục nên những người công dân có tri thức, phẩm chất, năng lực phù hợp với nước Nhật ""hòa bình, dân chủ, tôn trọng con người"". Chương trình môn học trình bày ở đây cũng vẫn được xây dựng dựa trên nguyên lý lấy các vấn đề của đời sống học sinh làm trung tâm và coi trọng hình thức học tập giải quyết vấn đề. Chính vì vậy các chủ đề được đưa ra đều là các chủ đề có tính vấn đề và gắn bó mật thiết với đời sống thường ngày của học sinh. Nói một cách khác, đời sống của học sinh ở gia đình, nhà trường, xã hội địa phương đã trở thành nền tảng và là xuất phát điểm để xây dựng các chủ đề học tập. Kết quả là các nội dung học tập được bố trí theo kiểu ""vòng tròn đồng tâm khuếch tán"" với tâm điểm là các kinh nghiệm đời sống của cá nhân học sinh ở gia đình, sau đó mở rộng ra địa phương, nhà trường, quốc gia và thế giới."