Nhà Sách Online > Sách Tiếng Việt > Sách Chính Trị - Pháp Lý & Khoa Học > Sách - Hướng Dẫn Ôn Và Thi Môn Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật - PGS. TS. Nguyễn Thị Hồi
Giới thiệu Sách - Hướng Dẫn Ôn Và Thi Môn Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật - PGS. TS. Nguyễn Thị Hồi
Tên Nhà Cung Cấp Gieobooks Tác giả PGS.TS. Nguyễn Thị Hồi NXB NXB Tư Pháp Năm XB 2021 Ngôn Ngữ Tiếng Việt Kích Thước 14.5 x 20.5 cm Số trang 327 Hình thức Bìa Mềm
MÔ TẢ SẢN PHẨM : Trong hệ thống khoa học pháp lý, Lý luận chung về nhà nước và pháp luật là khoa học cơ sở, cung cấp lý luận và phương pháp luận cho các nhà khoa học pháp lý chuyên ngành, Vì thế, trong chương trình đào tạo cử nhân luật, Lý luận chung về nhà nước và pháp luật là môn học luật đầu tiên mà hầu hết sinh viên, học viên của các cơ sở đào tạo luật học ở nước ta phải tiếp xúc, làm quen. Bởi vì đây là môn học cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật, đặt nền tảng giúp người học có thể tiếp thu được các kiến thức khoa học pháp lý chuyên ngành. Do vậy, muốn học tốt các môn luật khác, sinh viên, học viên chuyên ngành luật cần nắm được những kiến thức cơ bản v ề nhà nước và pháp luật do môn học này cung cấp. Với mong muốn giúp người học dễ dàng và thuận lợi hơn trong việc tổng hợp , hệ thống hóa, khái quát hóa và nắm được những kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc học tập các môn chuyên ngành và thi tốt môn Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, Nhà xuất bản Tư pháp bổ sung cuốn: “Hướng dẫn ôn và thi môn Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật” (Dành cho sinh viên chuyên luật văn bằng 1 và văn bằng 2) A. Khái quát về phương pháp học B. Các vấn đề cơ bản I. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của Lý luận chung về nhà nước và pháp luật II. Nguồn gốc và kiểu nhà nước III. Bản chất, chức năng của nhà nước IV. Bộ máy nhà nước V. Hình thức nhà nước VI. Nhà nước trong hệ thống chính trị VII Nhà nước pháp quyền VIII. Nguồn gốc, kiểu pháp luật IX. Pháp luật trong hệ thống công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội X. Bản chất, vai trò của pháp luật XI. HÌnh thức và nguồn của pháp luật XII. Quy phạm pháp luật XIII. Hệ thống pháp luật XIV. Xây dựng pháp luật và hệ thống hóa pháp luật XV. Quan hệ pháp luật XVI. Thực hiện pháp luật và giải thích pháp luật XVII. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý XVIII. Ý thức pháp luật