Nhà Sách Online > Sách Tiếng Việt > Sách Kinh Tế - Kinh Doanh > Sách - Hướng Dẫn Thực Hành Quản Lý, Sử Dụng Tài Sản Công Tại Các Đơn Vị Hành Chính Sự Nghiệp
Giới thiệu Sách - Hướng Dẫn Thực Hành Quản Lý, Sử Dụng Tài Sản Công Tại Các Đơn Vị Hành Chính Sự Nghiệp
Tên Nhà Cung Cấp Gieobooks Tác giả Nguyễn Ngọc Đức NXB NXB Tài Chính Năm XB 2022 Kích Thước 16 x 24 cm Số trang 797 Hình thức Bìa Mềm
MÔ TẢ SẢN PHẨM : Công tác quản lý tài sản công là một vấn đề hết sức được chú trọng và quan tâm bởi vì những tài sản này được sử dụng để duy trì hoạt động của các đơn vị do đó cần phải được sử dụng một cách hiệu quả và đúng quy định. Trước khi Luật Quản lý và sử dụng tài sản công 2 niệu qua dụng tài sản công 2017 ra đời, trong 2017 ra đời, trong Hiến pháp và các luật khác chỉ định nghĩa tài sản công theo cách liệt kê những loại tài sản như thế nào là tài sản công. Cụ thể: Điều 17 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn do Nhanh nha vào xí nghiệp, công trình thuộc các ngành, lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước đều thuộc sở hữu toàn dân”. Điều 200 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định tài sản thuộc hình thức sở hữu Nhà nước như sau: "Tài sản thuộc hình thức - mà nước muu sau. Tài sau sở hữu Nhà nước bao gồm đất đai, rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, núi, sông, hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác do pháp luật quy định". Còn ở Luật Kiểm toán Nhà nước 2015 chỉ định nghĩa tài sản công bằng cách thức liệt kê những loại tài sản như thế nào là tài sản công như sau: “Tài sản công bao gồm: đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời; tài nguyên thiên nhiên khác; tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; tài sản công được giao cho các doanh nghiệp quản lý và sử dụng; tài sản dự trữ nhà nước; tài sản thuộc kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư, quản lý thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Định nghĩa mô tả về tài sản công được nêu lần đầu tiên tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản cộng 2017. Điều đó cho thấy, công tác quản lý tài sản công đang ngày càng được Nhà nước chú trọng. Đặc biệt trong thời gian qua, công tác quản lý sử dụng tài sản công luôn là vấn đề thời sự của Chính phủ và Quốc hội. Ở các quốc gia phát triển, quản lý tốt tài sản công được xem là một trong các tiêu chí để đánh giá chất lượng quản lý chung của Nhà nước. Từ đó có thể thấy được tầm quan trọng của công tác quản lý tài sản công nói chung.